Jack Ma sẽ đầu tư 1,5 tỉ USD vào Grab
Nhà sáng lập tập đoàn Alibaba có thể sẽ rót một khoản đầu tư trị giá 1,5 tỉ USD cho Grab.
Tỉ phú Jack Ma, ông chủ tập đoàn Alibaba. ẢNH: REUTERS
Theo một nguồn tin thân cận của Bloomberg, Jack Ma có thể sẽ đổ 1,5 tỉ USD vào Grab. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết số tiền này sẽ đến từ Alibaba hay từ công ty con trong mảng tài chính Ant Finance của tỉ phú Trung Quốc.
Trong chiến dịch kêu gọi vốn của Grab do SoftBank dẫn đầu đã được công bố trước đó vào tháng 3.2017, với mục đích tăng vốn cho công ty khởi nghiệp Singapore trong cuộc chiến với công ty đối thủ Uber ở khu vực Đông Nam Á. Didi Chuxing, ứng dụng đi chung xe lớn nhất Trung Quốc, cũng đang cân nhắc tham gia “ủng hộ” Grab trong chiến dịch kêu gọi vốn này.
Liên minh với Grab nếu thành công sẽ giúp Alibaba cạnh tranh mạnh mẽ hơn với Tencent, “đại gia” internet của Đại lục trong thị trường Đông Nam Á. Không những thế, khoản đầu tư này còn cho phép Alipay, dịch vụ thanh toán số của Ant Financial, phủ sóng rộng hơn đến hàng triệu người đi xe trong khu vực này.
Được biết, Grab đã có quan hệ đối tác với Ant Financial trước đó, trong khi Tencent được cho là đang đầu tư vào Go-Jek, một đối thủ khác của Uber đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất của Didi. Do đó, nếu Didi cũng quyết định đưa thêm tiền vào Grab, thì công ty này và Tecent sẽ bị đẩy vào thế đối lập trong đầu tư, đặc biệt khi cặp đôi lại đang cùng nhau cạnh tranh với các công ty cho thuê xe đạp khác ở Trung Quốc.
Theo Bloomberg, nếu Grab nhận được 1,5 tỉ USD trong đợt huy động vốn sắp tới, thì đây có thể sẽ là một kỷ lục tại Đông Nam Á, đồng thời sẽ làm lu mờ đi dấu mốc 750 triệu USD mà Grab thu về vào tháng 9 năm ngoái, giúp nâng mức định giá của công ty lên hơn 3 tỉ USD.
Video đang HOT
Ngoài việc được SoftBank hỗ trợ cung cấp hầu hết các khoản tài trợ trong vòng gọi vốn mới nhất với số tiền ước tính khoảng 1 tỉ USD, Grab còn được chống lưng bởi các nhà đầu tư lớn khác như Tiger Global Management và GGV Capital để tích cực mở rộng thị phần tại Đông Nam Á, một trong những thị trường phát triển nhanh nhất toàn cầu.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Cách sống sót ở Trung Quốc bằng smartphone
Không có các dịch vụ của Google, Didi Chuxing thay thế cho Uber, mua SIM điện thoại thông qua Wechat,... là những bất ngờ của 1 phóng viên công nghệ khi đến Trung Quốc.
Mới đây, phóng viên của trang công nghệ The Verge - Ben Popper đã có chuyến thăm Trung Quốc đáng nhớ cùng chiếc iPhone của Apple. Dưới đây là những chia sẻ hết sức thú vị của anh.
Chuyến bay đêm đáp xuống sân bay Thẩm Quyến khá muộn. Vì là chuyến đi đầu tiên tới một đất nước ở châu Á nên tôi không tránh khỏi những lo lắng về bất đồng ngôn ngữ và cách di chuyển đi lại trong thành phố. Dù được trấn an sẽ có hướng dẫn viên vào ngày mai, song để "sống sót" qua đêm nay, tôi buộc lòng phải tự lực cánh sinh.
Nếu ở các quốc gia khác, tôi sẽ không ngần ngại sử dụng công cụ Google như thường lệ. Tuy nhiên, gã khổng lồ tìm kiếm của thế giới vốn dĩ đã bị chặn ở Trung Quốc từ 2009.
Bất lực trong việc tự tìm đường, tôi đành chuyển sang phương án hai: Sử dụng Uber. Mở điện thoại, kết nối với mạng MiFi quốc tế (giải pháp kết hợp được sự thuận tiện của Wi-Fi và tầm phủ sóng rộng của mạng di động), chọn ứng dụng Uber.
Ngay lập tức giao diện màu đen quen thuộc dần chuyển thành màu đỏ cam, tiếng Trung thay thế cho tiếng Anh. Ứng dụng gọi xe của tôi nay đã chuyển sang phiên bản Trung Quốc, kiểm soát bởi đối tác kinh doanh Didi Chuxing. Kết cục, tôi đành phải gọi taxi theo cách truyền thống.
Phiên bản Trung hóa của Uber tại Trung Quốc. Ảnh: The Verge.
Sau một hồi chuyển đổi qua lại giữa Apple Maps và bản đồ của ứng dụng Didi Chuxing, tài xế taxi đã có thể xác định vị trí căn hộ tôi đặt trước trên Airbnb. Cuộc hành trình bắt đầu.
Khi đặt chân tới khu căn hộ, tôi được bà chủ đón tiếp vô cùng nồng nhiệt. Tuy nhiên, cả hai đều gặp khó khăn trong việc giao tiếp. May mắn thay, với sự trợ giúp của WeChat, chúng tôi chỉ cần gõ những điều cần trao đổi trên trình nhắn tin. Ứng dụng nền Microsoft Translator sẽ tự động dịch từ Anh - Trung và ngược lại.
Mất một khoảng thời gian khá lâu mò mẫm trên App Store, tôi tìm thấy Baidu - vị cứu tinh của chuyến đi. Ứng dụng này cho phép người dùng quét nội dung văn bản, đọc thành tiếng theo ngôn ngữ yêu cầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng nhận diện hình ảnh tài tình, từ ổ khóa, hoa quả cho đến đồ vật bất kỳ. Có Baidu vốn từ vựng tiếng Trung của tôi tăng lên đáng kể.
Sáng hôm sau, tôi sử dụng Apple Maps để tìm đường đến quán quán ăn nhanh McDonalds gần đó. Nơi đây khá nhộn nhịp với tấp nập khách địa phương ra vào. Cửa hàng cho phép tôi sử dụng Apple Pay để thanh toán cho bữa ăn.
Màn hình chờ của WeChat với hình ảnh một người đứng từ Mặt Trăng nhìn về Trái đất xa lạ vô cùng phù hợp với hoàn cảnh của Ben. Ảnh: The Verge.
Kể từ giây phút ấy, tôi đã được mở rộng tầm mắt khi chứng kiến khả năng ứng dụng của các phần mềm trong thực tế, đặc biệt ở Thẩm Quyến.
Ví dụ, chỉ việc quét mã vạch sản phẩm bằng camera trên WeChat - phát triển bởi Tencent, các siêu thị, nhà hàng, taxi thậm chí cả cửa hàng hoa quả trên đường phố đều chấp nhận thanh toán cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể mua vé tàu lửa hoặc vé xem phim, đặt phòng khách sạn, trả hóa đơn điện nước hoặc tiền điện thoại, đặt lịch hẹn với bác sĩ và cả tỷ thứ khác. Không quá lời khi nhận định, WeChat đang kiểm soát cả đất nước này.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Khi tới cửa hàng viễn thông để mua SIM nội địa, nhân viên một mực yêu cầu tôi dùng WeChat để thanh toán, thay vì dùng thẻ hoặc tiền mặt. Sở dĩ có điều này là vì Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực theo dõi và kiểm soát dòng thông tin trong cả nước.
Ngoài ra, việc quá lạm dụng smartphone khiến những trải nghiệm tương tác với những người xung quanh của tôi trở nên nghèo nàn quá mức. Tôi ngồi máy bay cả tiếng đồng hồ, đi cả nửa vòng trái đất đến đây chỉ để giơ điện thoại và quét. Thật phí phạm!
Dẫu vậy, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chiếc smartphone hay các ứng dụng đem lại. Tôi gặp gỡ và ăn tối cùng người em họ tại nhà hàng MuWu - chuỗi nhà hàng nướng theo phong cách Trung Quốc được thành lập bởi cặp vợ Đài Loan, chồng Kenya thông qua một phần mềm đặt chỗ. Cả hai trao đổi rất nhiều về các kế hoạch khởi nghiệp với start-up công nghệ.
Trong lúc ăn tối, tôi đã check-in trên Foursquare, đồng bộ hóa với Twitter và Facebook nhằm chia sẻ câu chuyện của mình với những người quan tâm. Ngày nay, du lịch khám phá và trải nghiệm không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Chuyến đi của tôi trở nên phong phú và nhiều màu sắc một phần nhờ những tiện ích mà chiếc điện thoại iPhone đem lại. Chắn chắn nó sẽ là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong những lần dịch chuyển sau này".
Minh Minh
Theo Zing
Yahoo đồng ý giảm 350 triệu USD trong thương vụ bán mình cho Verizon Verizon và Yahoo vừa chính thức xác nhận, thương vụ mua bán giữa hai bên sẽ giảm đi 350 triệu USD, sau những tai tiếng liên quan đến việc rò rỉ dữ liệu của Yahoo. Thương vụ Verizon mua lại Yahoo được kỳ vọng sẽ hoàn tất trong quý 2/2017. ẢNH: AFP Theo PhoneArena, cụ thể thương vụ Verizon mua lại Yahoo sẽ...