Jack Ma nằm mơ cũng không thể nghĩ có ngày này: Alibaba và Tencent chứng kiến 1 nghìn tỷ USD vốn hóa ‘không cánh mà bay’ sau 1 năm
Alibaba và Tencent “ngồi khóc” trong suốt 1 năm qua khi chứng kiến hơn 1 nghìn tỷ USD vốn hóa bốc hơi.
Tờ Bloomberg đưa tin, 2 gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Tencent Holdings và Alibaba Group đã chứng kiến vốn hóa mất 1 ngìn tỷ USD kể từ khi cổ phiếu của họ trên sàn Hong Kong lao dốc từ 13 tháng trước.
Hai gã khổng lồ công nghệ này chiếm hơn 1 nửa trong tổng lượng vốn hóa 2,1 nghìn tỷ USD bị bốc hơi của toàn bộ các thành viên trong chỉ số Hang Seng tính từ đỉnh điểm tháng 2/2021.
Các cổ phiếu công nghệ đã chứng kiến vốn hóa lao dốc mạnh trong 1 năm vừa qua khi chính quyền Bắc Kinh mở rộng các hành động quyết liệt nhắm vào lĩnh vực công nghệ. Chỉ số Hang Seng đã giảm 65% kể từ đó.
Các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ cũng chịu tổn thương bởi những lo ngại về tốc độ tăng trưởng doanh thu suy yếu khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và khả năng các công ty Trung Quốc có thể bị buộc hủy niêm yết trên sàn Mỹ.
Lý giải cho hành động của giới chức Trung Quốc
Giới chuyên gia cho rằng động thái của Trung Quốc chỉ đơn giản nhằm mục đích xác nhận lại sức mạnh quyền lực, đồng thời dạy cho các tỷ phú công nghệ “một bài học” lớn.
Trong năm 2020, tổng vốn hoá thị trường của Alibaba, Tencent và Ant gộp lại lên tới gần 2.000 tỷ USD – lớn hơn nhiều so với những gã khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc. Điều này rõ ràng khiến chính phủ ái ngại và bắt đầu để ý tới kho dữ liệu khổng lồ của các Big Tech. Đây cũng chính là lý do mà Didi phải chịu “đòn giáng” nặng nề đến vậy.
Video đang HOT
Bao quát hơn, chính quyền đang “đổ lỗi” cho sự bành trướng quá mức của các Big Tech trong thời đại công nghệ bùng nổ và bắt đầu chuyển sang giải quyết những thứ được cho là “rủi ro”.
Rất khó để dự đoán về bước đi tiếp theo của giới chức đại lục, song theo các chuyên gia, Bắc Kinh có thể sẽ giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ mua bán và sáp nhập M&A đối với hàng trăm công ty khởi nghiệp được các Big Tech “đỡ đầu”. Việc nhiều giao dịch diễn ra từ nhiều năm trước vẫn đang bị cơ quan quản lý “sờ gáy” đang làm dấy lên nhiều lo ngại xoay quanh một cuộc điều tra lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực M&A. Trung Quốc cũng vừa đề xuất một liên doanh do nhà nước hậu thuẫn nhằm giám sát cách các công ty công nghệ thu thập thông tin từ hàng trăm triệu người dùng.
Hầu hết các tập đoàn đều “ngoan ngoãn” nhận lỗi – phản ứng chung sau khi bị giới chức áp đặt các lệnh hạn chế. Nhiều thương vụ lớn đã phải đổ bỏ, bao gồm lần IPO của startup thương mại điện tử Xiaohongshu. Tranh cãi xoay quanh sự bất bình đẳng giàu nghèo cũng khiến nhiều gã khổng lồ buộc phải quyên góp hàng tỷ USD từ khối tài sản kếch xù để dập tắt dư luận. Chẳng hạn như, ByteDance cam kết từ thiện 77 triệu USD cho một quỹ khuyến học tại Trung Quốc, trong khi Tencent thì tuyên bố trao tặng 7,7 tỷ USD cho những bệnh nhân gặp khó khăn về mặt tài chính.
Xây 20 năm phá huỷ trong 1 giờ: Jack Ma khiến vốn hóa Alibaba bốc hơi 380 tỷ USD sau 1 năm, các mảng kinh doanh béo bở lần lượt bị cắt xé
Còng lưng xây dựng suốt 20 năm, chỉ mất chưa tới 1 giờ cùng 1 bài phát biểu để Jack Ma phá huỷ Alibaba.
Tờ CNN đưa tin, giá cổ phiếu của Alibaba lại tiếp tục sụt giảm vào thứ hai sau khi Financial Times đưa tin rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch chia tách Alipay, ứng dụng thanh toán cực kỳ phổ biến thuộc sở hữu của công ty công nghệ tài chính Ant Group.
Nhưng đó không phải là tin tức duy nhất dẫn đến sự sụt giảm của cổ phiếu Alibaba. Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng Bắc Kinh đang tăng cường đàn áp đối với các công ty công nghệ lớn. Bằng chứng là các nhà quản lý ra lệnh cho các công ty internet - bao gồm cả Alibaba và Tencent - ngừng chặn các liên kết của đối thủ trên nền tảng của họ.
Giá cổ phiếu Alibaba (BABA) đã giảm tới 7% trên sàn Hồng Kông, trước khi ghi nhận mức giảm tổng cộng 4,2% vào cuối phiên. Đáng chú ý, cổ phiếu công ty này đã giảm 46% kể từ đầu tháng 11 năm 2020, khi các cơ quan quản lý Trung Quốc đình chỉ đợt IPO khổng lồ của Ant Group vào phút cuối, thổi bay khoảng 380 tỷ USD giá trị thị trường của Alibaba. Ant Group được tách khỏi Alibaba vào năm 2011 nhưng Alibaba vẫn sở hữu một phần ba công ty fintech này.
Kể từ khi đình chỉ IPO, các nhà quản lý đã ra lệnh cho Ant tái cấu trúc như một công ty tài chính cổ phần, và bây giờ siêu ứng dụng Alipay dường như là mục tiêu tiếp theo. Theo Financial Times, Trung Quốc muốn chia tách Alipay và tạo ra một ứng dụng riêng cho hoạt động kinh doanh cho vay của họ.
Các nhà quản lý Trung Quốc đã ra lệnh cho Ant tách 2 mảng kinh doanh cho vay của mình gồm Huabei, tương tự như thẻ tín dụng truyền thống và Jiebei, công ty cho vay các khoản vay nhỏ không bảo đảm. Ngoài ra, nhà chức trách cũng yêu cầu công ty phải thu hút thêm các cổ đông bên ngoài.
Hiện các quan chức cũng muốn hai doanh nghiệp được tách thành một ứng dụng độc lập. Hai nguồn tin hiểu vấn đề cho biết, kế hoạch cũng sẽ yêu cầu Ant chuyển dữ liệu người dùng làm cơ sở cho các quyết định cho vay của mình cho một liên doanh chấm điểm tín dụng mới, một phần thuộc sở hữu nhà nước.
Ant và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Alipay đã phát triển mà không chịu nhiều sự kiểm soát trong thập kỷ qua nhưng hiện tại, các nhà chức trách đang ngày càng chú ý đến mức độ ảnh hưởng của ngành công nghiệp công nghệ đối với nền kinh tế đất nước. Ant là một ví dụ, ứng dụng này kiểm soát hơn một nửa thị trường thanh toán di động ở Trung Quốc.
Kho báu dữ liệu
Trung tâm của vấn đề là các nhà làm luật cho rằng Ant Group - công ty mà Jack Ma là cổ đông chính đang nắm trong tay lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những đơn vị cho vay nhỏ thậm chí cả những ngân hàng lớn nhờ lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ thu thập được từ ứng dụng thanh toán và phong cách sống Alipay.
Ứng dụng này hiện được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người. Nhờ đó họ nắm trong tay kho dữ liệu khổng lồ về thói quen chi tiêu, vay nợ và lịch sử thanh toán hóa đơn của người dùng.
Tận dụng khối lượng thông tin đó, Ant đã thực hiện các khoản vay cho nửa tỷ người. Tuy nhiên, cách thức của họ là cho vay thông qua nguồn vốn của 100 ngân hàng thương mại. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải chịu hầu hết rủi ro nợ xấu từ người vay trong khi Ant chỉ bỏ túi lợi nhuận là bên trung gian.
Chính vì vậy, việc yêu cầu Ant chuyển dữ liệu người dùng cho một liên doanh chấm điểm tín dụng mới, một phần thuộc sở hữu nhà nước được cho là động thái không quá bất ngờ.
Mặc dù Ant đang là cổ đông trong công ty xếp hạng tín dụng kể trên nhưng đến nay họ vẫn chưa chia sẻ dữ liệu.
"Làm sao để quản lý việc độc quyền dữ liệu là trọng tâm của vấn đề ở đây", theo một chuyên gia phân tích.
"Lịch sử tín dụng và điểm tín dụng nếu được công khai hơn là một điều tốt", theo Martin Chorzempa - một chuyên gia phân tích. "Như vậy có thể giúp hoạt động cho vay tăng tính cạnh tranh hơn và tránh tình trạng vay quá mức".
Trong nhiều năm, các nhà hoạch định tài chính của Trung Quốc mà đứng đầu là Ngân hàng Trung ương đã cùng nhau xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng giống với Mỹ. Nỗ lực này là một phần mở rộng sáng kiến "quản lý kỹ thuật số" nhắm tới việc khai thác dữ liệu và công nghệ với mức độ kiểm soát kinh tế và xã hội lớn hơn.
Jack Ma có lẽ là doanh nhân Trung Quốc có nhiều cải tiến, sáng tạo nhất suốt nhiều thập kỷ gần đây. Tập đoàn Alibaba của ông từng sử dụng dữ liệu họ có để giúp chính quyền tìm ra tội phạm. Khi dịch Covid-19 xảy ra, ứng dụng thanh toán Alipay của Ant trang bị thêm chức năng theo dõi truy vết để giúp chính phủ kiểm soát dịch.
Tuy nhiên trong 2 năm qua, Jack Ma đã chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm công khai dữ liệu tín dụng cá nhân của Ant.
Năm 2015, Ant thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng riêng của mình gọi là Zhima Credit. 3 năm sau, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho ra đời công ty báo cáo tín dụng cá nhân gọi là Baihang Credit và Ant, Tencent cùng 6 công ty khác đã được mời làm cổ đông chính của công ty này.
Ý tưởng được đưa ra là khiến Ant và những công ty khác phải chia sẻ dữ liệu tín dụng khách hàng sau đó có thể được truy cập bởi các tổ chức tài chính trên khắp cả nước.
Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại. Ant từ chối đóng góp dữ liệu của họ để duy trì khả năng cạnh tranh. Bản thân Jack Ma những tháng gần đây đã lỡ miệng khi lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Kể từ đó, sóng gió bắt đầu ập đến khiến đế chế của Jack Ma rung lắc mạnh.
Tiêu chuẩn kỹ thuật NFT của Tencent được Liên Hiệp Quốc phê duyệt Dự án về khung kỹ thuật cho các mã thông báo không thể thay thế (NFT) do Tencent Holdings đứng đầu đã được cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc phê duyệt. Theo South China Morning Post, dự án NFT của Tencent gọi là "khuôn khổ kỹ thuật cho các dịch vụ thu thập kỹ thuật số dựa trên công nghệ sổ...