J-31 bị Hải quân Trung Quốc ghẻ lạnh
Được cho rằng sẽ là chiến đấu cơ thay thế cho tiêm kích trên hạm J-15 nhưng J-31 lại không được Hải quân Trung Quốc ngó ngàng tới.
Trong khi nhiều người dự đoán máy bay chiến đấu tàng hình J-31 sẽ là tiêm kích trên hạm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc để thay thế cho J-15, một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng nước này tiết lộ với trang mạng quốc phòng Sina rằng thay vì lực lượng hải quân, Không quân Trung Quốc mới là đơn vị đầu tư cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-31.
Báo cáo tiết lộ kinh phí đầu tư của Không quân quân Trung Quốc vào tập đoàn sản xuất máy bay Shenyang (nhà thiết kế và phát triển chiến đấu cơ J-31) được lấy từ cùng một nguồn ngân quỹ dành cho việc phát triển tiêm kích tàng hình J-20, do tập đoàn công nghiệp sản xuất máy bay Thành Đô thiết kế. Nguồn tin cũng cho biết Hải quân Trung Quốc không đầu tư chút tiền nào vào dự án phát triển J-31.
Trang tin quân sự Sina cho biết dự án phát triển J-20 và J-31 có thể được coi là bằng chứng cho thấy Không quân Trung Quốc có khả năng vận hành hai loại máy bay chiến đấu tàng hình giống như Mỹ. Do Không quân Trung Quốc phải thực hiện cả hai sứ mệnh phòng thủ và tấn công trong tương lai nên báo cáo cho rằng chiến đấu trên không không phải là khả năng duy nhất mà chiến đấu cơ tàng hình tương lai của Trung Quốc cần có.
Một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-31.
Báo cáo cũng cho biết Không quân Trung Quốc cần một máy bay chiến đấu tàng hình có thể thực hiện các sứ mệnh chống lại mục tiêu dưới mặt đất. Nó phải có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, bao hồm hỗ trợ trên không, đánh chặn, ném bom và vượt qua hệ thống phòng không của kẻ thù. Vì những lý do này, bài báo trên Sina cho rằng J-20 được thiết kế để chống lại các chiến đấu cơ của kẻ thù ở tầm cao, trong khi J-31 có khả năng sẽ được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất ở độ cao thấp và trung bình.
Theo Trí Thức Trẻ
Video đang HOT
Máy bay không người lái tàng hình Trung Quốc lộ diện
Trung Quốc hôm qua 21/11 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái tàng hình Lijian (Lợi Kiếm), trở thành quốc gia thứ 4 thế giới làm chủ công nghệ này sau Mỹ, Anh và Pháp.
Lợi Kiếm trên đường băng.
Vụ thử nghiệm diễn ra ở tây nam Trung Quốc vào khoảng đầu giờ chiều ngày 21/11 giờ địa phương. Các bức ảnh chụp chiếc máy bay không người lái đang bay trên không và một đoạn video đã được đăng tải trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc và được tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Các nguồn tin cho hay chuyến bay đầu tiên của Lợi Kiếm kéo dài khoảng 20 phút.
Tờ Thời báo Hoàn cầu trích dẫn các nguồn tin trên mạng nói rằng Lợi Kiếm - được trang bị một động cơ phản lực - là sản phẩm hợp tác giữa các tập đoàn hàng không vũ trụ đại lục là Shenyang Aviation và Hongdu Aviation Industry.
Cận cảnh máy bay không người lái tàng hình đầu tiên của Trung Quốc.
Lợi Kiếm là máy bay tàng hình thứ 3 do Trung Quốc tự chế tạo trong 3 năm qua, sau 2 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31.
J-20 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 11/1/2011 khi Chủ tịch Trung Quốc là ông Hồ Cẩm Đào gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates tại Bắc Kinh. Chiếc J-31 nhỏ hơn, được trang bị hai động cơ, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 31/10 cùng năm.
Theo ông Xu Guangyu, một cựu thiếu tướng quân đội Trung Quốc và hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho hay Lợi Kiếm được thiết kế để sử dụng cho hoạt động tác chiến, trinh sát và do thám của hải quân và không quân Trung Quốc.
"Chuyến bay đầu tiên thành công của Lợi Kiếm là một biểu tượng cho thấy sự hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đang bắt kịp với các quốc gia phát triển", ông Xu nói.
Báo chí Mỹ từng đưa tin rằng Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã sử dụng các máy bay tấn công không người để theo dõi các nghi phạm khủng bố, như các phần tử al-Qaeda ẩn náu tại Pakistan.
Tuy nhiên, Li Wei, một chuyên gia chống khủng bố tại Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói rằng Lợi Kiếm sẽ không đóng vai trò lớn trong các nỗ lực chống khủng bố nội địa của Trung Quốc.
"Chi phí của việc triển khai máy bay tấn công không người lái quá cao và không cần thiết... Nhưng thành công này chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc hội nhập với làn sóng công nghệ quân sự hiện đại của thế giới", ông Li nói.
Lợi Kiếm đã có chuyến bay thử đầu tiên.
Dự án máy bay không người lái tàng hình của Trung Quốc được khởi động vào năm 2009. Các trang web quân sự đại lục tiết lộ rằng Lợi Kiếm đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm chạy thử trên đường băng hồi tháng 5 năm nay.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới bay thành công một máy bay không người lái tàng hình, sau Mỹ, Anh và Pháp. Ấn Độ, Iran, Israel, Ý và Nga cũng có các chương trình máy bay không người lái tàng hình của riêng mình.
Theo Dantri
Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình. Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế...