ITU tạo ra nền tảng mới giúp duy trì mạng lưới viễn thông trong đại dịch Covid-19
Liên minh Viễn thông Quốc tế ( ITU) đã tạo ra một cơ chế mới để hướng dẫn các cơ quan chức năng làm thế nào để cải thiện khả năng phục hồi mạng và duy trì hiệu suất trong giai đoạn khó khăn này.
Nền tảng mới sẽ nhằm chia sẻ các thực tiễn và sáng kiến tốt nhất để cải thiện hiệu suất của các mạng khi lưu lượng truy cập tăng do số lượng nhân viên làm việc tại nhà cũng như số lượng người dân phải ở nhà tăng lên. Đây là cơ hội để các nhà chức trách học hỏi từ những gì đang được thực hiện ở nơi khác từ việc hoạch định lại các chính sách trong trường hợp khẩn cấp đến việc hướng dẫn cho người dùng sử dụng mạng có trách nhiệm.
Tổng thư ký của ITU Houlin Zhao cho biết: “Nền tảng mà ITU đang triển khai hiện nay nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các bên liên quan trong ngành công nghiệp viễn thông để đảm bảo rằng các mạng được duy trì khả năng phục hồi và các dịch vụ viễn thông có sẵn đến mức tối đa có thể bằng cách chia sẻ các thực tiễn và sáng kiến tốt nhất được đưa ra trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Nó sẽ thu thập các thông tin phù hợp và đáng tin cậy và đánh giá các hoạt động mà các nhà hoạch định chính sách viễn thông, nhà quản lý và những người khác trong cộng đồng quản lý có thể sử dụng để đảm bảo rằng các mạng và dịch vụ viễn thông của họ phục vụ nhu cầu của đất nước họ”.
ITU tạo ra nền tảng mới giúp duy trì mạng lưới viễn thông trong đại dịch Covid-19
Trước thông báo này, Cơ quan quản lý châu Âu về truyền thông điện tử (BEREC) đã thiết lập một cơ chế tương tự cho các thành viên của Liên minh châu Âu. Thông báo này đưa ra cùng thời gian với lời kêu gọi Netflix giảm chất lượng từ Độ phân giải cao (HD) xuống Độ phân giải tiêu chuẩn (SD) để giảm bớt tắc nghẽn trên mạng khi nhiều người dùng tìm kiếm các chương trình giải trí trong quá trình bị phong tỏa.
Kể từ khi đưa ra các yêu cầu cho các công ty phát trực tuyến, đa số các nhà quản lý đã đề nghị họ nên đưa ra các biện pháp để đảm bảo dịch vụ của họ không bị tắc nghẽn quá nghiêm trọng, trong khi Facebook cũng cho biết họ sẽ tuân thủ các nền tảng mạng xã hội của riêng mình.
Video đang HOT
Mặc dù đây dường như là một biện pháp phòng ngừa từ ITU nhưng có vẻ như các mạng trên khắp thế giới đang quản lý lưu lượng truy cập internet tăng lên trong giờ thấp điểm một cách hiệu quả.
Tại Ý, Giám đốc điều hành của Telecom Italia, Luigi Gubitosi, cho rằng lưu lượng truy cập đã tăng 70% ở khu vực Bologna nơi xảy ra dịch Covid-19 đầu tiên tại Ý, một phần nhờ vào việc sử dụng các trò chơi trực tuyến tăng lên, mặc dù có rất ít báo cáo rằng hiệu suất mạng đã bị ảnh hưởng.
Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy lưu lượng truy cập internet đã tăng 13% trong suốt tháng 3, mặc dù các mạng đang đứng trước tình trạng căng thẳng. Trong khi tại Hungary, Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia (NMHH) đã đưa ra một tuyên bố tương tự.
Ở Mỹ, Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) đã đồng ý các yêu cầu từ nhà mạng AT&T và Verizon về việc bổ sung thêm phổ tần số trogn trường hợp đặc biệt, mặc dù Chủ tịch Ajit Pai tự tin vào khả năng phục hồi của các mạng di động. Ông cho biết: “Chúng tôi đã được khuyến khích bởi những phản hồi mà chúng tôi đã nhận được cả về khả năng các mạng xử lý các thay đổi do sự bùng phát của Covid-19 và cách thức hoạt động của các mạng cho đến nay”.
Công ty viễn thông BT của Anh cho biết lưu lượng truy cập tăng 35-60%, đạt mức 7,5 Tbps, mặc dù tốc độ này vẫn thấp hơn mức cao nhất lịch sử 17,5 Tbps do cập nhật trò chơi video và phát trực tuyến bóng đá. Virgin Media cũng cho biết lưu lượng truy cập tăng 50% so với mạng băng thông rộng, mặc dù nó vẫn thoải mái dưới mức mà họ mong đợi trong giờ cao điểm.
Hai tuyên bố này rất quan trọng đối với niềm tin của Vương quốc Anh vì nhà mạng BT và Virgin Media phải chịu trách nhiệm cho ít nhất 93% kết nối băng rộng trên thị trường.
Sáng kiến từ ITU chắc chắn là một điều cần được ngành công nghiệp viễn thông hoan nghênh, nhiều thông tin sẽ tốt hơn trong những thời điểm chưa từng có này, nhưng điều đáng để ghi nhớ là các mạng đang phải chịu áp lực.
Phan Văn Hòa
Miễn cước kết nối khi nhắn tin ủng hộ Covid-19
Do tính chất đặc biệt của chương trình 'Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19', Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã đồng ý với đề nghị không thu cước kết nối.
Điều này được thực hiện theo đề xuất tại công văn số 153/VTC-TTTT ngày 20/3/2020 của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
Theo đó, tại công văn này, VTC đã đề xuất với Bộ TT&TT xin được không thu cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến cổng 1400 của chương trình "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19".
Lý do mà VTC đưa ra bởi tính chất đặc biệt của chương trình nhằm vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp kinh phí hỗ trợ đồng bào phòng, chống dịch Covid-19, góp phần hạn chế những nguy cơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe đời sống của người dân, thiệt hại kinh tế cũng như trật tự, an toàn xã hội.
Trước đó, nhiều nhà mạng đã đồng loạt nhắn tin kêu gọi ủng hộ phòng dịch Covid-19.
Sau khi cân nhắc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đồng ý với đề xuất tại công văn số 153/VTC-TTTT ngày 20/3/2020 của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC về việc không thu cước kết nối.
Trước đó, việc thu phí kết nối được thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BTTTT của Bộ TT&TT về "Quy định giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400)". Cụ thể, giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) là 218 đồng/bản tin nhắn.
Trong văn bản hồi đáp đề nghị của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Bộ TT&TT cũng đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động nghiên cứu việc hỗ trợ, miễn cước tin nhắn ủng hộ chương trình "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19".
Văn bản này được Bộ TT&TT gửi tới các doanh nghiệp viễn thông di động trong nước gồm VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile, Gmobile và Indochina Telecom.
Tính đến thời điểm 16h ngày 21/3, chương trình "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã thu được hơn 45 tỷ đồng từ đóng góp của các nhà hảo tâm.
Để thực hiện việc quyên góp cho chương trình, người dân trên cả nước có thể nhắn tin theo cú pháp:
CV n gửi 1407
Trong đó, n là số lượng tin nhắn ủng hộ trong lần nhắn tin. Số lượng tin nhắn trong một lần nhắn tin giới hạn từ 1-100. Với mỗi tin nhắn, chủ thuê bao di động sẽ đóng góp tối thiểu 20.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19
Trọng Đạt
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Vietnam ICT Comm - Telefilm 2020 Triển lãm Vietnam ICT Comm thu hút sự tham gia của 500 doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với hàng ngàn sản phẩm công nghệ điện tử Nắm bắt cơ hội phát triển thị trường sau giai đoạn dịch bệnh, nhiều sản phẩm công nghệ mới sẽ được các nhà doanh nghiệp trong nước và quốc tế mang...