Italy tổ chức lễ quốc tang cho cố Thủ tướng Silvio Berlusconi
Ngày 14/6, Italy tổ chức quốc tang cho cố Thủ tướng Silvio Berlusconi sau khi ông qua đời hôm 12/6.
Cố Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tang lễ được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa ở thành phố Milan, trong khi tất cả các tòa nhà công cộng trên cả nước treo cờ rủ. Dự kiến, khoảng 2.300 người tham dự lễ tang tại nhà thờ, trong đó có Tổng thống Sergio Mattarella, Thủ tướng Giorgia Meloni và Bộ trưởng Ngoại giao Antonio Tajani.
Quốc hội Italy đã ngừng họp trong ngày 14/6 để các nghị sĩ có thể tham dự quốc tang.
Cựu Thủ tướng, Thượng nghị sĩ Italy Silvio Berlusconi đã qua đời tại bệnh viện San Raffaele ở Milan, hưởng thọ 86 tuổi. Ông từng gặp nhiều vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây. Ngày 10/6 vừa qua, ông đã nhập viện tại Milan để làm xét nghiệm liên quan đến bệnh bạch cầu, chỉ 3 tuần sau khi ông xuất viện.
Chính khách từng 4 lần giữ chức thủ tướng Italy với tổng thời gian cầm quyền là 9 năm này đã trải qua ca phẫu thuật tim vào năm 2016 và cũng bị ung thư tuyến tiền liệt. Năm 2020, ông mắc COVID-19 và cũng phải nhập viện nhiều lần sau đó.
Video đang HOT
Ông Berlusconi cũng là một tỷ phú ngành truyền thông. Ông được biết đến là Chủ tịch của câu lạc bộ bóng đá AC Milan trong 26 năm, quản lý đội bóng này trong giai đoạn hoàng kim với 8 cúp vô địch Italy và 5 cúp vô địch châu Âu. Năm 2017, ông bán lại câu lạc bộ cho một đại gia Trung Quốc.
Thủ tướng Ý đối mặt thách thức từ vấn đề nhập cư
Từ đầu năm 2023 tới nay, hơn 35.000 người đã tới Ý bằng thuyền. Tình trạng người di cư tăng cao đang đe dọa phá hỏng những thành tựu mà Thủ tướng Giorgia Meloni đạt được kể từ khi nhậm chức ngày 22/10/2022.
Thủ tướng Giorgia Meloni
Một trong những thành công của bà Giorgia Meloni là giảm chi phí năng lượng thông qua việc tạm dừng thu phí khí đốt cố định trong 3 tháng, khiến giá khí đốt trung bình quốc gia giảm từ 1,27 USD/m3 vào tháng 12/2022 xuống còn 0,75 USD/m3 vào tháng 1/2023.
Với lợi thế nói được nhiều ngôn ngữ, bà cũng xây dựng được quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Bà có thể duy trì liên minh với các chính trị gia lão luyện như Matteo Salvini và Silvio Berlusconi, bất chấp sự khác biệt trong quan điểm về cuộc xung đột tại Ukraine.
Một trong những cam kết giúp Thủ tướng Giorgia Meloni cùng liên minh cánh hữu giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử là lời hứa chưa từng được ai đưa ra trước đó: Ngăn thuyền chở người nhập cư sử dụng Ý làm "cánh cửa" để tới châu Âu.
Bà Meloni khi đó khẳng định sẽ ngăn tất cả thuyền chở người di cư cập vào bờ biển Ý bất chấp việc những ai đang ở trên đó, bất chấp nguyên nhân thúc đẩy họ mạo hiểm mạng sống để lênh đênh trên biển.
Tình trạng người di cư vượt biển vào Ý tăng cao
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, bà Meloni chưa thành công trong việc xử lý cuộc khủng hoảng di cư. Từ đầu năm đến nay, có hơn 35.000 người tiếp tục đến Ý một cách bất hợp pháp. Điều này đe dọa vị thế chính trị tưởng chừng vững chắc mà bà đạt được trong những tháng đầu nhiệm kỳ.
Một khảo sát gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ đảng FdI của bà Meloni đã rơi xuống mức dưới 30%. "Đây là vấn đề nghiêm trọng. Tôi cho rằng, đây là cuộc khủng hoảng cấp bách nhất đối với Chính phủ của bà ấy vào lúc này", ông Giovanni Orsina, chuyên gia tại Đại học Luiss Guido Carli (Rome), nhận định.
Hành động cứng rắn
Đầu tháng 4, Chính phủ Ý tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với tình trạng người di cư tăng vọt. Theo đó, giới chức nước này sẽ được phép mạnh tay hơn đối với những người nhập cư trái phép.
Chính quyền của Thủ tướng Meloni sẽ được phép đẩy nhanh quá trình nhận dạng và hồi hương những người di cư không được phép ở lại Ý. Bộ Chính sách Đường biển và Bảo hộ Dân sự nước này cho biết, một khoản ngân sách trị giá 5,45 triệu USD sẽ được tung ra để hỗ trợ việc thực thi tình trạng khẩn cấp tại Ý trong 6 tháng tới.
Thủ tướng Meloni cũng đã kêu gọi EU đóng góp nhiều hơn vào việc hạn chế tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Trước đó, Thượng viện Ý đã chính thức phê chuẩn luật mới dựa trên sắc lệnh do Chính phủ ban hành. Điểm mấu chốt của luật mới là các tàu cứu nạn trong khu vực phải di chuyển và cập cảng "không chậm trễ" sau khi giải cứu được người di cư, thay vì lênh đênh trên biển để tìm kiếm thêm các thuyền chở người di cư gặp nạn khác rồi mới vào bờ.
Tàu thuyền vi phạm sẽ bị phạt với mức phạt có thể lên tới 50.000 euro (53.000 USD). Nếu vi phạm nhiều lần, phương tiện sẽ bị tịch thu. Trên thực tế, ngay sau khi luật mới được ban hành, các lực lượng chấp pháp Ý đã tạm giữ tàu cứu nạn Geo Barents của lực lượng Bác sĩ Không biên giới (MSF) trong 20 ngày, đồng thời đưa ra án phạt 10.000 euro.
Tuy nhiên, việc triển khai luật mới vấp phải sự quan ngại từ Liên hợp quốc và nhiều tổ chức nhân đạo. Các ý kiến cho rằng, luật mới sẽ làm giảm hiệu quả các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Đáp lại, Ý khẳng định không có ý định hạn chế hoạt động giải cứu của các tổ chức phi chính phủ, mà thay vào đó hướng đến việc chấm dứt các hoạt động giải cứu người trên biển một cách có hệ thống nhưng không có bất kỳ hình thức phối hợp nào.
Kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine của chính phủ Italy và Đức Italy sẽ không đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine cho đến tháng 2 trong khi chính phủ Đức hiện không có kế hoạch cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Xe tăng chiến đấu hạng nặng Leopard 2 của Đức. (Nguồn: Getty Images/Defense News) Theo báo la Repubblica ngày 9/1, Italy sẽ không đưa ra...