Italy thuyết phục Bulgaria ủng hộ thiết lập mức trần giá khí đốt
Ngày 23/5, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã thuyết phục người đồng cấp Bulgaria, Kiril Petkov, ủng hộ đề xuất của Rome về việc thiết lập một mức trần giá khí đốt tự nhiên trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến giá năng lượng tăng cao.
Hệ thống đường ống của trạm nén khí Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng hai nước cho biết vấn đề giá năng lượng là chủ đề thảo luận chính giữa hai nhà lãnh đạo Italy và Bulgaria trong cuộc hội đàm kéo dài 1 giờ đồng hồ tại Rome. Ngoài ra, hai bên còn thảo luận tình hình tại Ukraine, nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do hậu quả của cuộc xung đột, triển vọng mở rộng Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ hợp tác song phương giữa Italy và Bulgaria.
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt dẫn đến chi phí năng lượng, vận tải và sản xuất ở châu Âu cũng tăng cao. Trước khi xảy ra cuộc xung đột này, Nga là nước cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu. Tháng 4 vừa qua, Italy đã bắt đầu đưa ra ý tưởng áp đặt mức trần giá bán buôn khí đốt tự nhiên để hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng đối với kinh tế. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Confindustria của Italy, ông Carlo Bonomi, cho biết Chính phủ Italy nên đơn phương áp đặt mức giới hạn này nếu EU không nhất trí.
Cách đây gần một tháng, Bulgaria và Ba Lan đã trở thành hai quốc gia thành viên EU đầu tiên mà Nga cắt nguồn cung khí đốt với lý do hai nước này từ chối thanh toán các hợp đồng bằng đồng ruble.
Đức, Italy chấp thuận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
Đức và Italy đã cho phép các công ty mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank của Nga để tuân thủ cơ chế thanh toán khí đốt mới, tránh bị cắt nguồn cung.
Theo đài RT (Nga), thông báo trên được đưa ra sau khi 2 nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) có các cuộc thảo luận với Ủy ban châu Âu. EU đã chấp nhận kế hoạch thanh toán cả của Đức và Italy, đồng thời cho rằng động thái này không bị coi là vi phạm các lệnh trừng phạt mà EU đã áp đặt đối với Moskva do cuộc xung đột ở Ukraine.
Động thái này diễn ra sau khi Ba Lan, Bulgaria và gần đây nhất là Phần Lan từ chối chấp nhận cơ chế thanh toán mới của Moskva, và đã bị cắt nguồn cung.
Kế hoạch thanh toán mới của Nga yêu cầu những khách hàng mua khí đốt từ các quốc gia "không thân thiện" phải mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga. Các quốc gia không thân thiện là những nước đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva. Sau đó, những nước này có thể thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, rồi được ngân hàng chuyển đổi thành đồng rúp và chuyển đến Gazprom.
Các nhà nhập khẩu khí đốt của Đức đã được Berlin thông báo rằng họ có thể mở tài khoản bằng đồng rúp để thanh toán các hợp đồng khí đốt của Nga, miễn là các khoản thanh toán cho Gazprombank không bằng đồng nội tệ của Nga.
Chính phủ Italy cũng đã thảo luận vấn đề này với Ủy ban châu Âu. Sau đó, Công ty năng lượng Eni của nước này cho biết họ đã tiến hành các thủ tục để mở tài khoản tại ngân hàng Nga, một tài khoản bằng euro và một tài khoản bằng đồng rúp.
"Quyết định này phù hợp với những quy định mà cơ quan năng lượng của Ủy ban châu Âu đã đưa ra", một nguồn tin cho biết.
Vào tuần trước, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã gọi việc thanh toán khí đốt Nga là "vùng xám" hợp pháp vì không có phán quyết chính thức nào về vấn đề này trong EU. Trong hướng dẫn bằng văn bản mới nhất của khối, EU cho biết các công ty có thể mua khí đốt của Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt, nếu họ tiếp tục thanh toán bằng đơn vị tiền tệ của các hợp đồng hiện có. Tuy nhiên, EU không đề cập đến việc mở tài khoản bằng đồng rúp có vi phạm các lệnh trừng phạt hay không.
Italy và Pháp ký hiệp định lịch sử về nâng tầm quan hệ song phương Ngày 26/11, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký Hiệp định Quirinale tại Rome nhằm thiết lập một khuôn khổ ổn định và chính thức cho việc tăng cường hợp tác song phương, theo hình mẫu của Hiệp ước Elysée được ký năm 1963, và góp phần xây dựng một châu Âu hùng mạnh hơn. Tổng thống...