Italy thông qua gói kích thích kinh tế thứ 4 do dịch COVID-19
Chính phủ Italy ngày 30/11 đã thông qua gói kích thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Milano, Italy, ngày 7/11/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Gói cứu trợ kinh tế thứ tư này có trị giá 8 tỷ euro (tương đương 9,6 tỷ USD). Ngoài việc hoãn thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp tại những khu vực được coi là bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ các biện pháp phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt, chính phủ Italy cũng cung cấp khoản trợ giúp 1.000 euro một lần cho những người làm việc trong lĩnh vực du lịch, nghệ thuật, thể thao và giải trí, đồng thời dành riêng một khoản cứu trợ cho khu vực tổ chức hội nghị và tăng cường cảnh sát làm nhiệm vụ giám sát các biện pháp chống dịch bệnh.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Lệnh phong tỏa được áp đặt với 60 triệu dân đã cơ bản kiểm soát được đợt dịch đầu tiên, nhưng số ca mắc mới đã tăng nhanh trở lại trong những tháng gần đây. Thủ đô Rome đã cố gắng để tránh phải áp dụng một đợt phong tỏa mới sau khi kinh tế đã rơi vào tình trạng gần như tê liệt do tác động của đợt phong tỏa đầu tiên, thay vào đó áp đặt các biện pháp hạn chế theo vùng, cùng với lệnh giới nghiêm vào ban đêm.
Theo kế hoạch, tối 30/11, Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ có cuộc họp với người đứng đầu 20 địa phương trong cả nước để lên kế hoạch phòng chống dịch cho các kỳ nghỉ lễ sắp tới của Italy. Các chuyên gia y tế cảnh báo những cuộc tiệc tùng trong dịp lễ Giáng sinh sắp tới có thể sẽ gây ra làn sóng dịch thứ ba.
Video đang HOT
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế Italy cho biết có ít nhất 20.000 ca mắc COVID-19 mới và 541 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 29/11, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 1.585.178 và 54.904 ca tử vong, trở thành quốc gia đứng thứ 5 tại châu Âu về số ca mắc COVID-19.
WHO điều tra nguồn gốc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang tiến hành điều tra một nghiên cứu gây tranh cãi ám chỉ virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 đã xuất hiện ở Italy nhiều tháng trước khi phát hiện ca mắc đầu tiên tại Trung Quốc.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 12/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), WHO đang có kế hoạch kiểm tra lại thông tin trên với các nhà nghiên cứu Italy. Trong một nghiên cứu công bố tháng trước, các nhà khoa học Italy chỉ ra đã tìm thấy dấu vết của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu máu thu thập được khi bệnh nhân đi kiểm tra ung thư trước khi mầm bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 ở hơn 11% trong số 959 mẫu máu.
"Chúng tôi đã liên hệ với các nhà nghiên cứu này và họ cũng rất sẵn lòng hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi sẽ phối hợp để nghiên cứu thêm các mẫu vật phẩm dương tính này", bà Maria Van Kerkhove - Giám đốc Kỹ thuật COVID-19 của WHO - cho hay.
Tuy nhiên, trong lúc WHO hợp tác với các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới để theo dõi và kiểm tra bất kỳ sự phát hiện bất thường nào, trọng tâm của cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 vẫn là bắt đầu tại thành phố Vũ Hán miền Trung Trung Quốc - nơi các ca nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận.
"Chúng ta cần phải cẩn trọng với bất kỳ suy đoán nào", ông Mike Ryan - Giám đốc Điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO - trả lời khi được hỏi liệu có dấu hiệu nào cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất hiện trước tại châu Âu hay không. Ông Mike nhấn mạnh để xác định nguồn gốc của virus, việc tiến hành điều tra từ Vũ Hán là rất cần thiết.
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo WHO được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông ở nước này liên tục nhấn mạnh chỉ vì virus lần đầu tiên được xác định ở Trung Quốc không có nghĩa là nó có nguồn gốc từ quốc gia này.
Tháng trước, dù không cung cấp bằng chứng cụ thể song ông Wu Zunyou - trưởng nhóm dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) - vẫn suy đoán mầm bệnh virus SARS-CoV-2 ban đầu có thể đến Trung Quốc thông qua hải sản nhập khẩu.
Các quan chức y tế Trung Quốc đã liên hệ các đợt bùng phát COVID-19 lẻ tẻ sau này ở các thành phố lớn của Trung Quốc với thực phẩm nhập khẩu đông lạnh, mặc dù các chuyên gia khác đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một nguồn lây nhiễm đáng kể hay không. Tính đến thời điểm hiện tại, các quan chức Trung Quốc vẫn chưa công bố toàn bộ thông tin về các cuộc điều tra về sự bùng phát dịch tại Vũ Hán.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 14/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phản ứng về kết quả nghiên cứu mới tại Italy, một bộ phận các nhà khoa học nêu ra quan ngại.
Nhà virus học Malik Peiris làm việc tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), nhân vật chủ chốt trong việc nghiên cứu và xác định virus SARS trong đợt dịch bùng phát gần hai thập kỷ trước, cho biết cần phải "làm rõ thêm các dữ liệu trong nghiên cứu của Italy".
Trong khi đó, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm Gavin Smith thuộc Đại học Y Duke-NUS ở Singapore lại cho rằng các mẫu chứa kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Italy không có nghĩa là nước này là nơi khởi phát dịch bệnh.
"Dựa trên bằng chứng lịch sử, có khả năng nó đã xuất hiện ở châu Á. Tuy nhiên, không thể chắc chắn bất cứ điều gì tại thời điểm này", vị giáo sư kết luận.
Ca Covid-19 gần 62 triệu, WHO khuyên các nước cảnh giác Gần 62 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, trong đó gần 1,5 triệu người chết, WHO khuyên các nước vẫn cần cảnh giác ngay cả khi ca nhiễm mới giảm. Toàn cầu ghi nhận 61.908.045 ca nhiễm và 1.447.158 người đã tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 637.696 và 10.453, trong khi 42.717.697 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo...