Italy dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, kể từ ngày 1/5, Chính phủ Italy đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 còn lại của nước này.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các quy định mới, người dân sẽ không cần phải có Thẻ xanh, giấy chứng nhận cho thấy một người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, đã khỏi bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong 48-72 giờ, để được ăn và uống tại các nhà hàng hoặc đến trung tâm sức khỏe, phòng tập thể dục, các sự kiện thể thao, câu lạc bộ đêm và hội nghị.
Người dân cũng không còn bị bắt buộc phải đeo khẩu trang khi vào các cơ quan của chính phủ, cửa hàng, ngân hàng, bưu điện, nhà hàng và hầu hết các công sở, mặc dù khẩu trang vẫn được khuyến khích.
Nhưng theo quy định mới nhất, mọi người vẫn phải đeo khẩu trang trong một số không gian kín, bao gồm các phương tiện giao thông công cộng đường dài và địa phương, nhà hát và rạp chiếu phim cho đến ngày 15/6 và trong các trường học cho đến khi kết thúc năm học. Người dân vẫn cần phải có siêu Thẻ xanh, chứng nhận một người đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi COVID-19, mới được vào bệnh viện và nhà an dưỡng cho đến cuối năm 2022.
Theo các số liệu thống kê chính thức, khoảng 84% dân số Italy đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi hơn 65% người dân đã được tiêm mũi nhắc lại thứ ba. Trong khi đó, 34,3% số trẻ em từ 5-11 tuổi đã tiêm đủ liều vaccine.
Lạm phát tại Italy tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1996
Tỷ lệ lạm phát tại Italy trong tháng 1/2022 đã tăng lên mức cao nhất trong 26 năm qua là 4,8%, chủ yếu do giá năng lượng tăng, trong khi xu hướng lạm phát tiếp tục gia tăng, chủ yếu vẫn là do giá năng lượng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn dữ liệu sơ bộ tháng 1/2022, do Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố cho thấy tỷ lệ lạm phát toàn phần trong tháng 1 là 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng so với mức 3,9% trong tháng 12/2021, mức cao nhất kể từ năm 1996, trong khi tỷ lệ lạm phát lõi ổn định ở mức 1,5% so với cùng kỳ năm trước. ISTAT cũng đã điều chỉnh dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2022 là 3,4%.
Các dữ liệu xác nhận rằng việc lạm phát tăng hiện nay là do giá năng lượng, nhưng việc giá thực phẩm và dịch vụ cũng tăng cho thấy tác động từ áp lực giá năng lượng đối với toàn bộ nền kinh tế. Giá năng lượng trong tháng 1/2022 đã tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá thực phẩm cũng tăng 3,8% so với năm trước, nhất là thực phẩm tươi sống. Đáng ngạc nhiên là giá khách sạn và nhà hàng đã tăng 4,1%, bất chấp tác động của biến thể Omicron đối với ngành du lịch và giải trí. Lĩnh vực duy nhất có mức giá giảm là dịch vụ vận tải, giảm từ 3,6% xuống còn 1,4%.
Trước đó, ISTAT cho biết họ đã bổ sung xét nghiệm COVID-19, đồ ăn mang đi và ăn tại chỗ, máy đo oxy theo nhịp tim, được sử dụng để đo nồng độ oxy trong máu, thảm tập thể dục tại nhà và chi phí phát nhạc trực tuyến vào rổ hàng hóa được sử dụng để tính toán lạm phát hàng tháng từ tháng 1/2022, phản ánh cách thức đại dịch COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Năm 2021, ISTAT đã đưa thêm khẩu trang và gel khử trùng tay vào rổ hàng tính lạm phát.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp của Italy trong tháng 1/2022 ước tính giảm 1,3% so với tháng trước do chi phí năng lượng tăng và tình trạng thiếu nguồn cung, khiến tăng trưởng kinh tế của nước này đứng trước "rủi ro nghiêm trọng. Đây là tháng thứ 2, sản lượng công nghiệp của Italy giảm sau mức giảm 0,7% trong tháng 12/2021.
Omicron làm lộ điểm yếu trong y tế công cộng châu Âu Biến thể Omicron đang bộc lộ các điểm yếu trong hệ thống y tế công cộng của châu Âu. Y tá chăm sóc một bệnh nhân COVID-19 trong khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Đại học Strasbourg (Pháp). Ảnh: AP Một nhân vật cấp cao thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 1 đã cảnh báo về việc các quốc...