Italy: Đảng Dân chủ hé lộ cương lĩnh vận động bầu cử
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 25/7, ông Enrico Letta, lãnh đạo đảng Dân chủ (PD) trung tả của Italy cho hay trong cuộc vận động bầu cử sắp tới, đảng này sẽ tập trung vào các nội dung như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền công dân, chẳng hạn như nới lỏng luật quốc tịch đối với người di cư và thúc đẩy các vấn đề xã hội.
Ông Enrico Letta, lúc đương nhiệm Thủ tướng Italy, trong cuộc họp báo tại Doha, Qatar ngày 3/2/2014. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đảng Phong trào 5 Sao (M5S) theo chủ nghĩa dân túy có khả năng có những ưu tiên vận động bầu cử tương tự, song ông Letta đã loại trừ khả năng liên minh với đảng này do vai trò của M5S trong việc lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi. Tuy nhiên, luật bầu cử Italy ủng hộ các đảng có khả năng hình thành liên minh và ông Letta cho biết sẽ tìm cách gắn kết với tất cả các đảng vẫn trung thành với Thủ tướng Draghi, trong đó có đảng Italia Viva do cựu Thủ tướng Matteo Renzi đứng đầu. Theo lãnh đạo đảng PD, cử tri Italy sẽ đối mặt với sự lựa chọn đơn giản trong ngày bầu cử 25/9 tới. Ông nêu rõ: “Sẽ có 2 lựa chọn, hoặc là cánh hữu, hoặc là chúng tôi. Tôi không nghĩ sẽ có cách thứ 3″.
Kết quả thăm dò dư luận do Viện nghiên cứu Demopolis của Italy công bố cùng ngày 25/7 cho thấy đảng cực hữu FdI dẫn đầu với 23,5% ủng hộ, lợi thế hơn 1 điểm so với đảng PD được 22,3% ủng hộ. Tiếp đến là đảng trung hữu Lega của Matteo Salvini với 14,2%. M5S của cựu Thủ tướng Giuseppe Conte với 9,8%. Các đảng còn lại dao động từ 3-4%. Theo kết quả này, so với tháng 2/2021, thời điểm chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi được thành lập, số phiếu ủng hộ FdI đã tăng 6,5 điểm %, trong khi số phiếu ủng hộ PD chỉ tăng 3 điểm. Trong khi đó, số phiếu ủng hộ Lega giảm 9 điểm và M5S giảm 6 điểm.
Cũng theo kết quả thăm dò trên, 48% người được hỏi đánh giá tích cực về chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi và 53% tin tưởng vào ông Draghi. Ngoài ra, theo phân tích của Viện Demopolis, điều khiến các gia đình và doanh nghiệp lo lắng trong thời gian tới, trên hết là sự gia tăng chi phí cho khí đốt và năng lượng cùng với việc giảm sức mua của các gia đình, trong đó 60% người dân Italy quan ngại rằng tình hình kinh tế có thể xấu đi trong những tháng tới.
Cú chạm tay gây tranh cãi của ông Biden với MBS
Truyền thông Mỹ bình luận đây là chuyến đi gây rắc rối nhất trước nay về chính trị với ông Joe Biden trên cương vị tổng thống.
Dù ông đã nhẫn nhịn với thái tử Mohammed bin Salman (tức MBS) song kết quả thu được vẫn không mấy ấn tượng.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden cụng tay chào thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia vào ngày 15-7 - Ảnh: AFP
Kể từ cái cụng tay thay cho bắt tay đầu tiên khi gặp thái tử MBS của Saudi Arabia, ông Biden đã liên tục nhận về những chỉ trích không chỉ đến từ phe đối lập mà còn từ chính các thành viên Đảng Dân chủ. Dù nỗ lực cải thiện quan hệ song chuyến thăm của ông Biden tới Saudi Arabia vẫn phủ bóng nặng nề vì vụ việc nhà báo đối lập Khashoggi của báo Washington Post bị sát hại dã man trước đây.
Cái cụng tay tranh cãi
Tổng thống Biden đã dùng nhiều lời lẽ cứng rắn khi nói về vấn đề vi phạm nhân quyền của thái tử Mohammed bin Salman, nhưng đó là trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra khiến giá dầu tăng cao.
"Những gì đã xảy ra với ông Khashoggi thật quá kinh khủng. Tôi muốn nói rõ là nếu bất cứ điều gì tương tự xảy ra một lần nữa, họ sẽ bị phản ứng và nhiều hơn nữa", Hãng tin AFP dẫn lời ông Biden tại cuộc gặp thái tử Mohammed ngày 15-7, sau khi được tiếp đón khá "chừng mực" so với chuyến thăm của người tiền nhiệm Donald Trump (2017) hay Barack Obama (2016).
Ông Biden khẳng định đã thảo luận về vụ sát hại gây chấn động thế giới năm 2018 một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, phản ứng của nhà lãnh đạo Saudi Arabia vẫn là không thừa nhận đứng sau vụ việc này như cáo buộc của tình báo Mỹ.
Truyền thông Mỹ mô tả thái tử Saudi Arabia chỉ cười nhẹ khi cánh phóng viên hỏi liệu ông có xin lỗi gia đình ông Khashoggi không. Ông Khashoggi, một nhà báo đối lập từng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Saudi Arabia, được cho là đã bị đánh đập, tra tấn và phân thây trong vụ sát hại tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các đặc điểm ngôn ngữ cơ thể của ông Biden cũng bị "soi" rất kỹ. Trước cuộc họp, truyền hình Saudi Arabia phát hình ảnh tổng thống Mỹ cụng tay với vị thái tử và sau đó bắt tay với nhà vua Salman bin Abdulaziz như thể ông chưa từng cam kết sẽ biến Riyadh thành quốc gia "bị ruồng bỏ" và phải trả giá về vụ sát hại nhà báo trước đây.
Theo truyền thông Mỹ, có lẽ ông Biden đã cố tránh bắt tay với thái tử Saudi nhưng cái cụng tay cũng gây rắc rối không kém. "Nó thật đáng xấu hổ", ông Fred Ryan, giám đốc điều hành của tờ Washington Post, chỉ trích.
"Nếu chúng ta cần một lời nhắc nhở trực quan về những kẻ chuyên quyền lắm dầu mỏ đang tiếp tục kìm hãm chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông thì chúng ta đã có được ngày hôm nay. Một cú chạm tay nói lên ngàn lời", hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Adam Schiff của California dành những lời gay gắt với ông Biden.
Ông Biden sẽ đánh mất quyền lực đạo đức của mình khi đặt dầu mỏ và ích lợi lên trên các nguyên tắc và giá trị.
Bà Hatice Cengiz, hôn thê của ông Khashoggi, cho biết bà đau lòng và thất vọng về việc ông Biden gặp nhà lãnh đạo Saudi Arabia.
Không đáng?
"Nhà Trắng biết sẽ phải trả giá về chính trị, nhưng cho rằng liên minh với Saudi Arabia quá quan trọng", báo New York Times bình luận. Washington đã thông báo một loạt thỏa thuận đạt được với Riyadh, trong đó bao gồm việc lần đầu tiên Saudi Arabia mở cửa không phận cho mọi chuyến bay thương mại của Israel, kéo dài thỏa thuận đình chiến ở Yemen, xây dựng mạng 5G. Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về việc ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chính phủ Saudi Arabia cho biết các thỏa thuận sẽ mở ra con đường mới cho sự hợp tác chung giữa hai nước trong các lĩnh vực từ đầu tư, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông cho đến không gian và y tế.
Ngược lại, Mỹ cho biết Saudi Arabia sẽ "hỗ trợ cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu để tăng trưởng kinh tế bền vững" nhưng không nói rõ Riyadh và đồng minh ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ bơm bao nhiêu dầu vào mùa thu năm nay. Theo giới quan sát, Saudi Arabia dường như không mấy bận tâm đến những lo lắng của tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng những thỏa thuận đạt được không đáng để Mỹ đánh đổi. "Vào thời điểm ông Biden đang bảo vệ Ukraine, nhân quyền, dân chủ chống lại Nga, ông lại bước vào cuộc gặp với một nhà lãnh đạo Saudi Arabia tàn nhẫn và áp bức, điều mà ông ta có vẻ thích thú. Cuộc gặp xác nhận quyền lãnh đạo của MBS (tức thái tử Mohammed bin Salman) và đánh đổi địa vị tổng thống (Mỹ) để đạt được những điều mà hầu hết đều thuộc lợi ích của Saudi Arabia", ông Aaron David Miller, cựu quan chức ngoại giao Trung Đông hiện thuộc Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nhận định.
Sức ép dầu mỏ
Trước khi đến Saudi Arabia, ông Biden giải thích chính quyền của ông muốn lãnh đạo khu vực và tránh tạo ra khoảng trống để Trung Quốc, Nga chen vào. "Tôi chưa từng im lặng về nhân quyền. Dù vậy, lý do tôi đến Saudi Arabia rộng hơn", ông Biden nói.
Cả ông Biden lẫn Nhà Trắng đều lấp lửng về việc gặp thái tử Saudi Arabia cho đến cận chuyến thăm, mà theo New York Times là bởi ông thực sự chỉ mới quyết định việc này do sức ép từ giá dầu.
Theo AFP, tổng thống Mỹ thảo luận với các nhà sản xuất dầu ở vùng Vịnh vào ngày 16-7 với hy vọng thúc đẩy nhóm OPEC tăng sản lượng. Đổi lại, Mỹ sẽ cam kết hỗ trợ lương thực trị giá 1 tỉ USD cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết ông Biden cũng sẽ công bố chiến lược với Trung Đông tại cuộc gặp.
Cảnh sát Nhật tiết lộ chi tiết rúng động về nghi phạm bắn ông Abe Shinzo Nghị phạm bắn ông Abe Shinzo đã chuẩn bị cho vụ ám sát từ vài tháng trước với nhiều phương án và vũ khí khác nhau trước khi chọn loại vũ khí có tính sát thương cao nhất. Đài NHK dẫn lời khai của nghi phạm Yamagami Tetsuya (41 tuổi) thông qua các nguồn tin cừ cơ quan điều tra, rằng y ban...