Italy có kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng dịch với người chưa tiêm chủng
Chính phủ Italy dự kiến áp đặt các hạn chế đối với những người chưa tiêm chủng nhằm cố gắng ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trong sắc lệnh, dự kiến được thông qua trong tuần này và có thể có hiệu lực từ ngày 26/7, những người chưa được tiêm phòng đầy đủ có thể bị cấm đi ăn bên trong các nhà hàng, quán bar và không được vào sân vận động, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi và phòng tập thể dục.
Chính phủ Italy hy vọng nghĩa vụ phải xuất trình “thẻ xanh COVID-19″, chứng nhận đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, khi đi du lịch trong nước bằng tàu hỏa hoặc máy bay sẽ khuyến khích nhiều người đi tiêm chủng hơn.
Phát biểu với báo giới ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa cho biết kế hoạch “thẻ xanh COVID-19″ mới của chính phủ có thể phản ánh nguy cơ lây nhiễm của một khu vực nhất định, và việc sử dụng thẻ xanh này có thể thay đổi. Ví dụ như nếu một khu vực chuyển từ vùng trắng, hầu như không còn nguy cơ lây nhiễm, sang vùng cam có nguy cơ lây nhiễm thấp thì việc sử dụng thẻ này có thể sẽ chặt chẽ hơn.
Các ca tử vong và nhập viện liên quan đến COVID-19 đã đáng kể kể từ khi Italy đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Nhưng các ca mắc, chủ yếu là do biến thể Delta, đã tăng vọt trong tuần qua, với 3.127 ca mới được ghi nhận trong ngày 18/7.
Tính đến ngày 19/7, 50,12 % dân số Italy trên 12 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, số người đăng ký tiêm trong những tuần gần đây đã chững lại khi những người trẻ tuổi trì hoãn việc đi tiêm vaccine để không làm gián đoạn kỳ nghỉ Hè.
EP thống nhất quan điểm về chứng nhận tiêm vaccine
Ngày 29/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã thống nhất quan điểm về việc chứng nhận tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nên vận hành như thế nào. Động thái trên đã đưa Liên minh châu Âu (EU) tiến gần hơn tới việc mở cửa cho đi lại nội khối.
Quan điểm trên đã được nhất trí trong cuộc bỏ phiếu tối 28/4, với sự ủng hộ của 540 nghị sĩ, 119 nghị sĩ bỏ phiếu chống và 31 nghị sĩ bỏ phiếu trắng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại San Marino, Italy, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ tháng 6 tới, thời điểm bước vào kỳ nghỉ hè ở châu Âu, EU dự định cho phép sử dụng một loại chứng nhận để thể hiện việc tiêm phòng, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và/hoặc bằng chứng đã khỏi bệnh của người sở hữu loại giấy tờ này. Hiện các công tác kỹ thuật đang được thực hiện để đảm bảo rằng chứng nhận này được tất cả 27 quốc gia thành viên EU chấp thuận. EC và EP cũng nhất trí rằng các vaccine được chấp nhận trên toàn khối sẽ là những loại đã được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) phê chuẩn, bao gồmvaccine của hãng BioNTech/Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson&Johnson. Trong khi đó, một số nước đã tiêm vaccine của Nga hoặc Trung Quốc, như Hungary, có thể chấp nhận các loại vaccine khác nếu muốn.
Tuy nhiên, các nghị sĩ châu Âu muốn đổi tên của loại giấy tờ này. Thay vì gọi là "chứng nhận xanh kỹ thuật số", họ muốn gọi đó là "chứng nhận COVID-19 của EU" để tránh bị hiểu đó là một loại "hộ chiếu vaccine". Họ cho rằng giấy tờ trên "không nên được dùng như một loại giấy thông hành, cũng không nên trở thành một điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền tự do đi lại" và chỉ nên được giới hạn sử dụng trong 12 tháng.
Dự kiến, một cuộc thử nghiệm sử dụng chứng nhận trên sẽ được thực hiện vào tháng 5, trước khi sáng kiến này được khởi động trên toàn EU.
Dịch COVID-19: Italy lên kế hoạch nới lỏng hạn chế ở khu vực thủ đô Rome Ngày 26/3, Chính phủ Italy thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại các trường học và nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trước đó nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19 tại Rome và khu vực lân cận. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh sắp tới. Người dân đeo khẩu trang phòng...