Italy bắt 4 đối tượng bị cáo buộc truy cập cơ sở dữ liệu bất hợp pháp
Cảnh sát Italy đã áp dụng biện pháp quản thúc tại gia 4 đối tượng, như một phần của cuộc điều tra về cáo buộc truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu của nhà nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu với báo giới ngày 26/10, công tố viên chống mafia quốc gia của Italy, ông Giovanni Melillo cho biết cuộc điều tra “đã gióng lên hồi chuông cảnh báo” khi làm sáng tỏ “thị trường thông tin mật khổng lồ” đã đạt được “chiều hướng giống như kinh doanh”.
Cụ thể, các công tố viên Milan cáo buộc một công ty trí tuệ doanh nghiệp tư nhân đã khai thác 3 cơ sở dữ liệu chính, gồm một cơ sở dữ liệu thu thập cảnh báo về những hoạt động tài chính đáng ngờ; một cơ sở dữ liệu được cơ quan thuế quốc gia sử dụng với các giao dịch ngân hàng của công dân, hóa đơn tiện ích, báo cáo thu nhập; và cơ sở dữ liệu điều tra của cảnh sát để bán cho khách hàng hoặc được sử dụng để tống tiền doanh nhân và chính trị gia, diễn ra ít nhất là từ năm 2019 và tiếp tục cho đến tháng 3/2024.
Trong số 4 đối tượng bị bắt có Leonardo Maria Del Vecchio, cháu trai của cố tỷ phú sáng lập tập đoàn Luxottica, ông Leonardo Del Vecchio, chủ sở hữu nhãn hiệu Ray Ban, bị cáo buộc đã giao cho công ty trên nhiệm vụ thu thập thông tin vì những người thừa kế của cha ông, người đã qua đời năm 2022, đang bất đồng về quyền thừa kế.
Cuộc điều tra diễn ra sau một cuộc điều tra gần đây khác về vụ vi phạm dữ liệu quy mô lớn tại ngân hàng lớn nhất Italy là Intesa Sanpaolo.
Cảnh sát Italy giải cứu 33 người lao động Ấn Độ thoát cảnh 'nô lệ'
Ngày 13/7, cảnh sát Italy cho biết đã giải cứu 33 người Ấn Độ thoát khỏi điều kiện làm việc như "nô lệ" tại tỉnh Verona, miền Bắc nước này, đồng thời thu giữ 500.000 euro (545.300 USD) từ 2 đối tượng bị cáo buộc bóc lột.
Theo cảnh sát Italy, các đối tượng bị cáo buộc bóc lột cũng là người Ấn Độ, đã chủ mưu tổ chức đưa người Ấn Độ đến Italy theo giấy phép lao động thời vụ, đồng thời yêu cầu mỗi người phải trả 17.000 euro, kèm hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp hơn.
Những người được đưa tới Italy làm tại các nông trại, mỗi ngày từ 10 - 12 giờ, suốt cả 7 ngày trong tuần. Mỗi giờ họ chỉ nhận được 4 euro.
Tuy nhiên, trên thực tế, họ không nhận được khoản tiền lương nào cho đến khi trả hết nợ, thậm chí một số người còn bị ép làm việc không công để trả thêm 13.000 euro cho giấy phép lao động - vốn không bao giờ nhận được.
Cảnh sát Italy cho biết những người lao động này bị đối xử không khác gì "nô lệ". Theo cảnh sát, các nạn nhân sẽ được bảo vệ, có cơ hội làm việc cũng như được cấp giấy cư trú hợp pháp, trong khi những đối tượng đưa họ sang Italy bị buộc tội liên quan đến chế độ nô lệ và bóc lột sức lao động.
Giống như các nước châu Âu khác, Italy đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng tăng. Tình trạng này thường được giải quyết bằng lao động nhập cư, đặc biệt là những công việc được trả lương thấp hơn. Trong khi đó, hệ thống thị thực lao động nhập cư của Italy cũng đã xuất hiện tình trạng gian lận. Thống kê chính thức cho thấy, khoảng 11% số lao động ở Italy được tuyển dụng bất hợp pháp và con số này chiếm tới hơn 23% trong lĩnh vực nông nghiệp.
Italy truy quét băng nhóm mafia 'Ndrangheta khét tiếng Ngày 14/5, cảnh sát Italy cho biết lực lượng chức năng đã tiến hành các chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào 142 người tình nghi là thành viên của băng nhóm mafia 'Ndrangheta tại vùng Calabria, trong đó có những gia tộc dính líu đến buôn ma túy và có lịch sử hoạt động tại thành phố miền Nam Cosenza....