Ít nhất 80 người thiệt mạng trong cuộc tấn công của RSF ở miền Trung Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, một nhóm tình nguyện viên hôm 16/8 cho biết, ít nhất 80 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) vào một ngôi làng ở bang Sinnar, miền Trung Sudan.
Phương tiện và nhà cửa bị thiêu rụi trong các cuộc giao tranh tại Omdurman, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhóm tình nguyện Hội những người trẻ tuổi Sinnar thông báo, ngày 15/8, RSF đã phát động một cuộc tấn công đẫm máu vào làng Jalqni thuộc khu vực Abu Hujar ở bang Sinnar, sau cuộc bao vây kéo dài năm ngày, khiến ít nhất 80 người thiệt mạng.
Thông báo cho biết, “cuộc tấn công xảy ra sau khi RSF cố gắng bắt cóc các cô gái của làng, nhưng người dân chống cự, dẫn đến vụ thảm sát này”. Thông báo nói thêm rằng lực lượng RSF đã đáp trả sự kháng cự của người dân bằng cách nổ súng bừa bãi và xông vào nhà của họ. RSF hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc này.
Kể từ tháng 6, RSF đã kiểm soát phần lớn bang Sinnar, bao gồm cả thủ phủ Singa của bang, trong khi Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) kiểm soát khu vực phía Đông Sinnar. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), giao tranh ở bang Sinnar đã khiến hơn 725.000 người phải di dời. Xung đột chết người giữa SAF và RSF đã nổ ra kể từ ngày 15/4/2023, khiến ít nhất 16.650 người thiệt mạng. Theo dữ liệu gần đây của Liên hợp quốc, ước tính 10,7 triệu người Sudan hiện phải di dời trong nước, cùng khoảng 2,2 triệu người tìm nơi trú ẩn ở các nước láng giềng.
LHQ kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 9/8, phát biểu trước báo giới, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách châu Phi, bà Martha Ama Akyaa Pobee nhấn mạnh rằng cần phải có một giải pháp đàm phán để chấm dứt xung đột quân sự ở Sudan càng sớm càng tốt.
Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan ngày 14/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Pobee nhấn mạnh rằng sẽ không thể có giải pháp thay thế nào khác. Theo quan chức LHQ, những lời kêu gọi tiếp tục chiến tranh để giành chiến thắng quân sự của một số người sẽ chỉ góp phần hủy hoại đất nước này. Chiến tranh càng kéo dài, nguy cơ chia cắt, can thiệp nước ngoài, xói mòn chủ quyền và đánh mất tương lai của Sudan, đặc biệt là đối với giới trẻ, càng lớn.
Hơn 100 ngày đã trôi qua kể từ khi giao tranh nổ ra giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vào ngày 15/4 vừa qua. Các cuộc đụng độ giữa 2 bên tiếp tục diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau của đất nước châu Phi này, đặc biệt là ở Khartoum, Bahri, Omdurman và Darfur. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa bên nào giành được chiến thắng hoặc đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào.
Đáng chú ý, thủ đô Khartoum vẫn tiếp tục là trung tâm của cuộc xung đột, với các cuộc giao tranh lớn tập trung xung quanh các cơ sở quan trọng của SAF, bao gồm cả trụ sở của bộ tổng chỉ huy SAF.
LHQ cũng cảnh báo rằng các bên đã gây ra nỗi khổ to lớn cho người dân vùng Darfur. Giao tranh ở Darfur đang khơi lại những vết thương cũ về căng thẳng sắc tộc từ các cuộc xung đột trước đây trong khu vực. Tình hình đang rất đáng lo ngại và có thể nhanh chóng đẩy đất nước này vào một cuộc xung đột kéo dài với tác động lan tỏa ra khắp khu vực.
Giao tranh tại Sudan: Trên 130.000 người sơ tán lánh nạn Người dân từ bang Sinnar ở miền Trung Sudan đang ồ ạt sơ tán sang bang Gedaref ở miền Đông nước này để tránh cuộc xung đột vũ trang leo thang giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF). Người dân tại trại tị nạn ở bang Gedaref, miền Đông Sudan ngày 13/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Ông Mohamed Adam Mohamed thuộc...