Ít nhất 4 lần đột nhập, chuyên gia: Kẻ trộm bỏ lỡ báu vật 3,4 tỷ NDT trong lăng mộ
Hóa ra dù nhiều lần đột nhập nhưng những kẻ trộm lại vô tình bỏ lỡ báu vật trị giá 3,4 tỷ NDT trong lăng mộ cổ.
Thời xa xưa, lăng mộ hoàng gia hoặc những gia tộc giàu có luôn là mục tiêu hàng đầu của những kẻ trộm mộ. Bởi những lăng mộ này thường có nhiều vật phẩm quý giá được chôn cất cùng người đã mất.
Một khi bị bọn trộm đột nhập, hầu hết những của cải, bảo vật quý giá trong mộ đều bị đánh cắp.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có trường hợp ngoại lệ. Dù bị kẻ trộm nhiều lần tấn công, nhưng có một báu vật quý giá trong lăng mộ vẫn còn sót lại. Đây quả là chuyện hiếm gặp bởi giá trị của báu vật này ước tính lên tới 3,4 tỷ NDT.
Vậy, rốt cục, ai là chủ nhân của lăng mộ xa hoa này?
Lăng mộ này chính là Càn Lăng của Tiêu Thái hậu (953 – 1009), một nữ chính trị gia nổi tiếng của nhà Liêu.
Tiêu Thái hậu có cha là Bắc phủ tể tướng, phò mã của nhà Liêu, mẹ là Yên quốc đại trưởng công chúa Gia Luật Lã Bất Cổ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tiêu Xước (tên thật của vị thái hậu này) đã rất thông minh, mỹ lệ. Sau khi lớn lên, Tiêu Xước được tuyển làm quý phi, sau đó được phong làm hoàng hậu của Liêu Cảnh Tông vào năm 969. Sau khi Liêu Cảnh Tông qua đời vào năm 982, bà trở thành hoàng thái hậu, đồng thời là người nhiếp chính cho con trai là Liêu Thánh Tông cho đến năm 1009.
Tiêu Thái hậu là người có tài trị quốc và có nhiều đóng góp to lớn cho nhà Liêu.
Liêu Thánh Tông lên ngôi khi mới 12 tuổi, Tiêu Thái hậu lo lắng con trai còn quá nhỏ sẽ có thể dẫn tới tình trạng bất ổn trong hoàng tộc, nhà Tống cũng nhân cơ hội mà tấn công. Tuy nhiên, khó khăn này đã được vị thái hậu họ Tiêu xử lý một cách khéo léo.
Trên thực tế, lịch sử cũng đã ghi lại những đóng góp quan trọng của bà đối với nhà Liêu. Cụ thể, trong thời kỳ trị vì và nhiếp chính của Tiêu Thái hậu, Đại Liêu bước vào thời kỳ thịnh vượng và huy hoàng nhất. Bà đã trọng dụng nhiều quan đại thần tài giỏi, thực hiện cải cách quyết liệt, đạt được nhiều thành tựu.
Đến năm 1009, Tiêu Thái hậu không tiếp tục nhiếp chính nữa. Sau đó, đến tháng 12 cùng năm, bà bệnh mất, hưởng thọ 57 tuổi. Vị thái hậu quyền lực của nhà Liêu sau đó được an táng ở Càn lăng (nay nằm trong một ngôi làng nhỏ ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc).
Do Tiêu Thái hậu mất trong thời kỳ hoàng kim của nhà Liêu, nên trong lăng mộ của bà có rất nhiều đồ tùy táng quý giá. Đây cũng trở thành điểm thu hút nhiều kẻ trộm nhòm ngó lăng mộ này.
Tuy nhiên, lăng mộ này đã không được trông coi kể từ khi nhà Liêu sụp đổ (916 – 1125). Nhiều kẻ trộm đã đột nhập vào lăng mộ của Tiêu Thái hậu và lấy đi những bảo vật có giá trị.
Ít nhất 4 lần bị kẻ trộm đột nhập, hầu hết các đồ tùy táng quý giá bên trong lăng mộ đều không còn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khảo cổ, có một thứ vô cùng giá trị trong lăng mộ của Tiêu Thái hậu mà những tên trộm vô tình bỏ sót. Đó là tấm vải liệm bằng vàng, có hoa văn chim phượng quý giá.
Theo các chuyên gia, sở dĩ tấm vải liệm quý giá này có thể còn nguyên vẹn sau nhiều lần trộm mộ có thể là do trong lăng mộ có quá nhiều vàng bạc, châu báu. Do đó, những tên trộm mộ không chú ý đến tấm vải này vì cho rằng nó không có giá trị.
Ngoài ra, do sợ bị tiết lộ danh tính của chủ nhân ngôi mộ và có thể gặp rắc rối nên những kẻ trộm mộ không dám lấy những đồ bồi táng như tấm vải liệm.
Tấm vải liệm bằng vàng quý giá trong lăng mộ Tiêu Thái hậu.
Theo đó, dù nhiều lần bị kẻ trộm tấn công, nhưng phải đến năm 1995, tấm vải liệm quý giá của Liêu Thái hậu mới được phát hiện ở Liêu Ninh. Cụ thể, khi các chuyên gia khảo cổ bắt đầu dọn dẹp Càn Lăng thì tấm vải liệm có thêu bốn con chim phượng hoàng này mới được phát hiện.
Chất liệu vải thuộc hàng cao cấp nhất lúc bấy giờ của nhà Liêu.
Tấm vải liệm này chính là một bộ quần áo bằng vàng. Trọng lượng của báu vật này là 10,730 gram vàng. Ngoài ra, còn có nhiều viên đá quý lớn nhỏ được đính ở trên tấm vải thuộc hàng cao cấp nhất của nhà Liêu lúc bấy giờ. Theo các chuyên gia về di tích văn hóa nổi tiếng, ước tính tấm vải liệm trong lăng mộ của Liêu Thái hậu có giá trị lên tới 3,4 tỷ NDT. Bởi đây quả thực là một báu vật hiếm có.
Trộm mộ tàn phá lăng Khang Hi, khi vào kiểm tra, chuyên gia hét lớn: Đóng ngay cửa lại!
Mang cả hậu cung an táng trong cùng một lăng mộ, có lẽ hoàng đế Khang Hi cũng không thể ngờ sau hơn 200 năm có thể gặp phải thảm cảnh này.
Sau khi lên ngôi, hầu hết các hoàng đế đều tiến hành xây dựng lăng mộ, trước tiên là tìm được một vị trí có phong thủy tốt để yên nghỉ khi qua đời. Đây là một việc quan trọng không những để mang lại phúc cho con cháu sau này mà còn là để bản thân sau khi qua đời được 'an toàn'.
Sau khi băng hà, hoàng đế sẽ được an táng trong lăng mộ đã chọn, đồng thời còn là nơi các phi tần được hoàng đế yêu thích được chôn cất.
Vào thời nhà Thanh, gia tộc có người thân được chôn cất trong lăng mộ cùng hoàng đế là một niềm vinh dự lớn. Khang Hi đã được chôn cất cùng 47 vị phi tần. Nhưng trong quá trình khám phá, vì sao các nhà khảo cổ học lại nhanh chóng đóng cửa lăng mộ của hoàng đế Khang Hi lại?
Điểm khác biệt ở lăng mộ của Khang Hi
Khang Hi trị vì nhà Thanh trong 61 năm. Ông lên ngôi từ năm 8 tuổi và nắm quyền năm 14 tuổi. Vị hoàng đế tài ba của nhà Thanh đã có nhiều thành tựu trong suốt cuộc đời lừng lẫy của mình. Sau khi trị vì đất nước trong 15 năm, Khang Hi đã xây lăng mộ cho bản thân, gọi là "Cảnh Lăng".
Cảnh Lăng là nơi yên nghỉ của hoàng đế Khang Hi và 47 vị phi tần.
Điểm khác biệt giữa lăng mộ của Khang Hi và các vị hoàng đế khác là sau khi hoàn thành, "Cảnh Lăng" không đóng cửa, bỏ trống. Thay vào đó, hoàng đế Khang Hi cho chôn cất ba vị hoàng hậu chết trước ông an táng trong Cảnh Lăng. Sau khi Khang Hi qua đời, một vị hoàng hậu nữa của ông cũng được an táng trong lăng mộ này.
Có tất cả 47 vị phi tần của Khang Hi được an táng trong lăng mộ có hình bán nguyệt. Có thể nói, Khang Hi dường như đã mang cả hậu cung đồ sộ của mình vào trong lăng mộ này.
Lăng mộ của Khang Hi bị kẻ trộm tàn phá nặng nề
Tuy nhiên, vào năm 1945, khi những kẻ trộm mộ điên cuồng khai quật các di tích văn hóa, Cảnh Lăng cũng là một trong những lăng mộ 'xấu số' bị phá hủy.
Lăng mộ của hoàng đế Khang Hi bị kẻ trộm tấn công và tàn phá nặng nề.
Những kẻ trộm đã lấy đi những di vật trong Cảnh Lăng đồng thời tàn phá lăng mộ. Thậm chí, hài cốt của Khang Hi và các phi tần cũng bị bọn trộm mộ ném khắp nơi.
Sau khi bị tàn phá, cổng lăng mộ dưới lòng đất này vẫn mở toang cho đến bảy năm sau, khi những tổ chức giữ gìn di tích văn hóa được thành lập. Theo đó, khi các chuyên gia vào cuộc, chứng kiến thảm cảnh bên trong, họ đã lập tức quyết định phải đóng cửa Cảnh Lăng lại.
Mặc dù các vật phẩm, bảo vật đã bị lấy cắp nhưng để tránh bị phá hủy thêm, đóng cửa vĩnh viễn Cảnh Lăng lại là phương án cần thiết lúc bấy giờ.
Từ đó, cánh cổng của Cảnh Lăng không bao giờ được mở lại nữa.
Sau những năm 1990, những phần kiến trúc ở trên mặt đất của Cảnh Lăng mới được trùng tu.
Có lẽ, hoàng đế Khang Hi không thể ngờ rằng, nơi an giấc ngàn thu của ông cùng với những phi tần yêu thích trong cùng một lăng mộ đồ sộ lại trở thành mục tiêu hàng đầu của những kẻ trộm mộ cổ.
Rùng mình 'thủ phạm' cướp đi mạng sống của hàng loạt kẻ trộm mộ Có rất nhiều những kẻ trộm mộ đã phải bỏ mạng khi hành nghề vì những lí do vô cùng bí ẩn. Liệu có phải đây là sự trừng phạt của những người đã khuất? Thứ đầu tiên luôn rình rập để đoạt mạng những kẻ trộm mộ chính là khí độc. Trong các ngôi mộ có vô vàn những chất có hại,...