Ít nhất 14 người thiệt mạng vì bão lớn tại Ý
Tối 18/11 theo giờ địa phương, một cơn bão lớn kèm theo mưa to gây lũ quét đã ập vào hòn đảo Sardinia của Ý, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và một số người mất tích, chính quyền địa phương cho biết.
Theo BBC, nhiều người được cho là đã bị mất tích sau khi nước trong các con sông trên đảo vỡ bờ, cuốn trôi nhiều ô tô và làm sập một số cây cầu.
Nhiều khu vực trên đảo bị lũ quét nhấn chìm
Khu vực bị thiệt hại nặng nhất là tại khu vực xung quanh thành phố Olbia ở phía Đông Bắc.
Hàng trăm người trên khắp hòn đảo trên Địa Trung Hải này đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
“Chúng tôi đang báo động ở mức cao nhất”, Giorgio Cicalo, một quan chức của cơ quan bảo vệ dân sự Sardinia phát biểu với kênh Rai TV của Ý. “Chúng tôi chưa từng thấy một vụ việc nào ghê gớm như thế này, có lẽ đã hàng thập kỷ. Nhất là khi nó xảy ra trên toàn hòn đảo”.
Người đứng đầu đảo Sardinian, ông Ugo Cappellacci khẳng định với truyền hình Ý rằng, cơn bão Cleopatra đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng.
Một gia đình người Brazil gồm 4 người đã tử nạn tại Arzachena, khu vực mũi Đông Bắc của hòn đảo, tờ Nuova Sardegna cho biết. 3 người khác thiệt mạng khi một cây cầu sập xuống xe của họ gần khu vực Olbia.
Bão gây sóng lớn ngoài khơi Cagliari
Tại một khu vực khác, một bà mẹ cùng cô con gái được phát hiện tử vong trong xe của mình sau khi cả người và xe bị lũ cuốn trôi.
Video đang HOT
Trong số các nạn nhân cũng có một cảnh sát thiệt mạng vì cầu sập.
Thị trưởng Gianni Giovanelli của Olbia miêu tả với kênh Sky TG24 rằng thành phố đã gặp phải một cơn bão “tận thế”.
Các cơn bão lớn là cực kỳ hiếm gặp tại Địa Trung Hải.
Một số cư dân thành phố đã dùng mạng xã hội để mời những người mất nhà cửa tới trú ẩn.
Cơn bão cũng gây thiệt hại lớn đối với các trang trại và gây gián đoạn một số chuyến bay đến và đi khỏi Ý.
Theo Dantri
Bạo lực khiến 20 người chết, Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực thị trấn Meiktila, cách thủ đô Naypyidaw 130km về phía Bắc, sau khi bạo lực ở đây leo thang sang ngày thứ ba, khiến ít nhất 20 người chết.
Theo hãng tin AFP, khu vực trấn Meiktila giờ chỉ còn là những đống tro tàn sau khi chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc kiểm soát bạo lực, vốn đã kéo dài sang ngày thứ ba do xung đột giữa các tín đồ Hồi giáo và Phật giáo.
Meiktila chìm trong khói lửa và hỗn loạn
"Ít nhất 20 người đã bị giết. Chúng tôi ước tính con số này có thể cao hơn nhưng việc thu thập số liệu vào thời điểm này rất khó khăn", một sỹ quan cảnh sát giấu tên phát biểu với AFP.
Văn phòng Tổng thống Myanmar Thein Sein cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép quân đội tham gia hỗ trợ lập lại trật tự. Trong ngày hôm nay, tình hình trở nên cực kỳ căng thẳng khi nhiều nhóm nam giới đem theo dao và gậy lượn lờ trên các đường phố. Rất nhiều người dân ở đây đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Một phóng viên cho biết đã nhìn thấy phần thi thể còn sót lại của 2 nạn nhân bị thiêu nằm lại ven đường. Nhưng đây cũng chỉ là một trong số nhiều thông tin về tình hình thương vong. Trong khi đó lửa vẫn cháy ngùn ngụt tại các ngôi đền Hồi giáo cũng như những ngôi nhà bị phóng hỏa. Còn những ngôi nhà khác cháy âm ỉ thì không một bóng người.
"Tình hình đang trở nên xấu hơn", một cư dân địa phương cho biết. "Người ta phá hủy nhà cửa. Nhiều người đã bị giết. Chúng tôi thực sự sợ hãi và cố gắng ở trong nhà để đảm bảo an toàn".
Theo hãng tin BBC, tất cả bắt đầu bùng phát hôm thứ Tư sau một vụ tranh cãi xảy ra tại một tiệm vàng. Rất nhanh sau đó những kẻ quá khích đã đốt nhiều ngôi nhà chủ yếu của người theo đạo Hồi và cả đền thờ Hồi giáo. Sau đó xung đột đã nổ ra trên phố giữa các nhóm thanh niên đối địch tại địa phương.
Một phóng viên BBC vừa trở về từ Meiktila cho biết anh đã nhìn thấy khoảng 20 thi thể của các tín đồ Hồi giáo đang bị những người đàn ông địa phương đốt để thiêu hủy. Đại biểu quốc hội của Meiktila, ông Win Thein thì cho biết ông đã thấy 8 người bị giết trong các vụ bạo lực diễn ra sáng nay (22/3).
Nhiều người dân đang phải bỏ nhà đi di tản
Nhiều người theo đạo Hồi phải chạy trốn các đám thanh niên theo đạo Phật trong khi những người theo đạo Hồi khác đi tìm nơi ẩn náu. Tình hình hiện đã tạm lắng dịu nhưng bầu không khí ở thị trấn này vẫn rất căng thẳng.
Cảnh sát cho biết cũng trong ngày hôm nay ít nhất 15 vị sư theo đạo Phật đã đốt rụi ngôi nhà của một gia đình Hồi giáo ở ngoại ô thị trấn. Đến nay vẫn chưa có thông tin về thương vong. Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã được điều tới thị trấn này. Họ vội vã di tản đám đông phụ nữ và trẻ em khỏi những ngôi nhà bị cháy.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cảnh sát hành động chưa đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng bạo lực lan ra toàn bộ khu vực xung quanh cũng như số người thiệt mạng tăng cao ở cả hai cộng đồng. Trong khi đó người dân địa phương khẳng định với BBC rằng tình trạng thiếu lương thực đang xảy ra sau khi khu chợ chính phải đóng cửa suốt 5 ngày qua.
Theo AFP, đây là vụ bạo lực địa phương tồi tệ nhất kể từ sau làn sóng xung đột ở bang Rakhine hồi năm ngoái khiến ít nhất 180 người thiệt mạng và hơn 110.000 người phải di tản.
Tình hình căng thẳng buộc đại diện của Liên hợp quốc phải lên tiếng hối thúc cơ quan chức năng cần nhanh chóng hành động nhằm "ngăn chặn thương vong gia tăng và bạo lực lan tràn".
"Các nhà lãnh đạo tôn giáo và những lãnh đạo khác của cộng đồng phải công khai kêu gọi các tín đồ từ bỏ bạo lực, tôn trọng luật pháp và thúc đẩy hòa bình", Vijay Nambiar, cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon khẳng định.
Một sỹ quan cảnh sát địa phương cho biết từ hôm qua (21/3) họ đã được lệnh bắn những kẻ nổi loạn từ phần hông trở xuống nếu cần thiết để dập tắt bạo lực.
Một số hình ảnh về bạo lực tại thị trấn Meiktila
Cảnh sát nói chuyện với một nạn nhân bị đốt nhà
Lính cứu hỏa làm việc không kịp nghỉ ngơi để nỗ lực dập tắt các đám cháy
Quang cảnh bên ngoài một đền thờ Hồi giáo
Cảnh sát được huy động ở khắp nơi ngăn chặn những kẻ nổi loạn
Gương mặt đầy mệt mỏi, lo âu của những người phải di tản
Theo Dantri
Nước lụt nhấn chìm Jakarta, 12 người chết Ít nhất 12 người thiệt mạng và 2 người mất tích trong trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 5 năm qua tại Thủ đô Jakarta, Indonesia. Nhà chức trách huy động xuồng cao su để cứu những người mắc kẹt vì nước lụt Nước lụt đã buộc 18.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong số những người thiệt...