Ít bú mẹ, trẻ dễ mắc bệnh
Nhân kỷ niệm lân thứ 20 Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (từ ngày 1 đến 7-8), thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết trong thập kỷ vừa qua, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở nước ta suy giảm nhanh chóng, từ 34% năm 1998 xuống còn 19,6% năm 2010.
Tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp gây ra những vấn đề suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cụ thể, gần 1/3 trẻ em có chiều cao thấp so với độ tuổi (suy dinh dưỡng ở thể thấp còi) và gân 1/5 trẻ em bị thiếu cân so với độ tuổi, hàng triệu trẻ mắc thêm các bệnh khác như tiêu chảy, viêm phôi… Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn bị những tác động lâu dài như kết quả học tập kém, giảm hiệu suất học tập/lao động sau này.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rất rõ sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ. Sở dĩ kết luận như vậy là vì sữa mẹ chứa những acid béo rất cần cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của các mạch máu mà trong sữa bò không có. Men lipase trong sữa mẹ giúp việc tiêu hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò. Phân của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường.
Protein trong sữa bò khó tiêu hơn so với sữa mẹ và có thể làm trẻ tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác. Sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn giúp cho trẻ có kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời, khi cơ thể chưa tự tạo được kháng thể.
Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng nhiều hơn sữa bò, đặc biệt là vitamin A và C. Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu nhưng chỉ khoảng 10% sắt trong sữa bò được hấp thu, trong khi có đến khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ. Vì thế, trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất đến 6 tháng tuổi.
Video đang HOT
Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một cử bú. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương giữa mẹ và trẻ, trẻ khóc ít hơn và có thể phát triển tốt hơn.
“Các cán bô y tê chỉ nên nói vê sữa mẹ – không có thức ăn hay bất kỳ đô uông gì khác trong 6 tháng đâu của trẻ. Chúng ta nên nói không với sữa công thức. Bú sữa mẹ hoàn toàn là sự lựa chọn tôt nhât cho trẻ” – bác sĩ Ornella Lincetto, Trưởng Chương trình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em của Tô chức Y tê Thê giới tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Theo VNN
Trẻ bị lạm dụng dễ bị trầm cảm
Khi chứng kiến bạo lực trong gia đình hoặc bị lạm dụng thân thể, cấu trúc não ở trẻ thay đổi, có thể dẫn đến chứng trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện về sau, theo AFP.
Chụp cắt lớp não MRI giúp xác định sự phá vỡ cấu trúc vi mô trong chất trắng ở não những trẻ bị lạm dụng thân thể trong thời thơ ấu. Chất trắng giúp liên kết chất xám ở những khu vực khác nhau trong não, truyền các tín hiệu để đảm bảo chúng "trao đổi" với nhau một cách hiệu quả.
Kỹ thuật chụp MRI có thể giúp phát hiện sự thay đổi cấu trúc vi mô ở não trẻ - Ảnh: AFP
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Hình ảnh, thuộc Trung tâm Y tế Tây Nam, Đại học Texas (Mỹ). Đối tượng của nghiên cứu là hai nhóm trẻ.
Một nhóm gồm 19 trẻ bị lạm dụng thân thể hay lạm dụng tình dục trước khi lên 10 tuổi hoặc chứng kiến bạo lực trong gia đình kéo dài từ 6 tháng trở lên. Nhóm kia gồm 13 trẻ không có tiền sử bị lạm dụng.
Nhóm trẻ bị lạm dụng trước khi tham gia vào nghiên cứu không sử dụng rượu hay chất gây nghiện. Cả hai nhóm đều được theo dõi sau mỗi 6 tháng một lần và trong thời gian kéo dài 5 năm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những trẻ bị lạm dụng, chất trắng bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian đầu của cuộc nghiên cứu thì dễ trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện về sau.
Năm trong số 19 trẻ bị lạm dụng sau đó mắc chứng trầm cảm, so với 1 trẻ mắc chứng này trong nhóm không bị lạm dụng. Bốn trong số 19 trẻ bị lạm dụng đã lạm dụng chất gây nghiện khi lớn lên, so với 1 trẻ trong nhóm không bị lạm dụng.
Hai trẻ trong nhóm bị lạm dụng vừa mắc chứng trầm cảm, vừa lạm dụng chất gây nghiện. Như vậy, có nghĩa là hơn 1/2 trẻ bị lạm dụng trở nên lạm dụng chất gây nghiện hoặc trầm cảm hoặc cả hai.
Nhà nghiên cứu Hao Huang nói: "Chúng tôi tin rằng, chụp cắt lớp não sẽ giúp xác định những đối tượng có nguy cơ mắc các chứng rối loạn và chữa trị sớm".
Công trình được công bố trên Neuropsychopharmacology.
Theo VNE
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não Kỹ thuật viên đang hướng dẫn bài tập cho trẻ - Ảnh: H.Minh Bại não là một dạng khuyết tật thường thấy ở trẻ em. Những yếu tố nguy cơ cao gây ra bại não gồm: sinh non, nhiễm rubella, đa thai, có sự can thiệp trong lúc sinh (sinh kềm, sinh hút)... Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những trường hợp...