Israel: Vắc xin của Pfizer giảm hiệu quả ngăn ngừa ca nhiễm nhưng vẫn hiệu quả với ca nặng
Báo cáo mới từ Israel cho biết vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech giảm hiệu quả ngăn ngừa ca nhiễm và các ca bệnh có triệu chứng, nhưng vẫn hiệu quả cao trong ngăn chặn các ca bệnh nặng.
Một cụ bà được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Netanya, Israel ngày 19-6-2021 – Ảnh: REUTERS
Bộ Y tế Israel ngày 6-7 cho biết vắc xin COVID-19 do Pfizer/BioNTech cùng phát triển giảm hiệu quả xuống còn 64% trong ngăn ngừa ca nhiễm và ca bệnh có triệu chứng kể từ ngày 6-6.
Tuy nhiên, vắc xin này vẫn hiệu quả đến 93% trong ngăn ngừa các ca bệnh nặng hoặc phải nhập viện điều trị.
Theo Hãng tin Reuters, thời điểm Israel ghi nhận vắc xin COVID-19 do BioNTech phát triển giảm hiệu quả trùng với thời điểm biến thể Delta lan rộng ở quốc gia này và các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ Y tế Israel không đưa ra tỉ lệ hiệu quả của vắc xin trước thời điểm 6-6 để so sánh và cũng không cung cấp thêm các thông tin chi tiết khác.
Trước đó, vào tháng 5-2021, nghiên cứu do các chuyên gia của bộ thực hiện cho biết vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech có hiệu quả hơn 95% trong ngăn ngừa các trường hợp nhiễm bệnh, nhập viện và bệnh nặng.
Người phát ngôn của Hãng Pfizer từ chối bình luận về thông tin do Israel mới công bố nhưng trích dẫn nghiên cứu khác cho thấy kháng thể được tạo ra do tiêm vắc xin có thể vô hiệu hóa tất cả các biến thể được thử nghiệm, kể cả Delta, dù hiệu quả có giảm đi.
Hiện nay, khoảng 60% trong 9,3 triệu người Israel đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Pfizer. Nhờ đó, số ca nhiễm mới hằng ngày giảm từ hơn 10.000 ca giai đoạn tháng 1-2021 xuống còn dưới 10 ca vào tháng 6-2021.
Trung tuần tháng 6-2021, Israel đã dỡ bỏ gần như tất cả biện pháp giãn cách xã hội cũng như không yêu cầu đeo khẩu trang. Tuy nhiên, ngày 24-6, khi số ca bệnh liên tiếp tăng lên hơn 100 ca, Israel yêu cầu người dân đeo khẩu trang trở lại khi ở trong văn phòng, cửa hàng. Cùng lúc đó, biến thể Delta bắt đầu lây lan ở Israel.
Kể từ đó, số ca nhiễm mới hằng ngày ở Israel tăng dần, lên 343 ca trong ngày 4-7 nhưng số ca bị bệnh nặng thì không tăng tương ứng. Dữ liệu của nhà nghiên cứu Eran Segal thuộc Viện khoa học Weizmann của Israel cho biết Israel sẽ không có nhiều ca nhập viện như hồi đầu năm nay, nhờ tác dụng bảo vệ của vắc xin.
Ông nhận định tiếp tục cuộc sống bình thường, không có các biện pháp hạn chế, đồng thời đẩy mạnh tiêm vắc xin, xét nghiệm cho người Israel trở về từ nước ngoài là biện pháp thích hợp.
Israel là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong tiêm vắc xin COVID-19.
Chủng Delta giảm hiệu quả vaccine Pfizer tại Israel
Israel ghi nhận tính hiệu quả của vaccine Pfizer trong việc ngăn ngừa lây nhiễm nCoV giảm mạnh do biến chủng Delta và việc nới lỏng hạn chế phòng dịch.
Trang Ynet hôm nay dẫn số liệu của Bộ Y tế Israel cho biết từ ngày 2/5 tới 5/6, hiệu quả bảo vệ của vaccine Pfizer trước biến chủng Delta là 94,3%. Tuy nhiên, từ ngày 6/6, năm ngày sau khi chính phủ dỡ bỏ các lệnh hạn chế ngăn Covid-19, cho tới đầu tháng 7, tỷ lệ này giảm xuống còn 64%.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine Pfizer trước các triệu chứng Covid-19 cũng suy giảm tương tự. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ người nhiễm trước nguy cơ bệnh trở nặng và phải nhập viện vẫn duy trì mức cao. Từ ngày 2/5 tới 5/6, tỷ lệ hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa nhập viện là 98,2%, cao hơn một chút so với 93% ghi nhận từ ngày 6/6 tới 3/7.
Người dân tham gia một sự kiện dành cho người đồng tính tại Tel Aviv, Israel, hôm 25/6. Ảnh: AFP.
Tỷ lệ suy giảm tương tự cũng được ghi nhận trong việc ngăn ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng ở những người đã được tiêm chủng. Những số liệu này phù hợp với dữ liệu của Bộ Y tế Israel cho thấy nhiều trường hợp nhiễm mới nằm trong số những người đã tiêm chủng, còn số ca bệnh nghiêm trọng cũng tăng lên.
Ynet cho hay ngày 2/6, 55% số ca nhiễm mới là người đã tiêm chủng. Ngày 4/7, Israel ghi nhận 35 ca bệnh nghiêm trọng, tăng so với 21 ca ngày 19/6. Chính phủ nước này đang cân nhắc khôi phục các hạn chế bổ sung liên quan tới Covid-19, sau khi tái áp đặt lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại không gian kín ở nơi công cộng.
Giới chức cũng đang thảo luận về việc tiêm bổ sung liều vaccine thứ ba. Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho hay người dân có thể sẽ cần tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba trong vòng 12 tháng từ khi tiêm đầy đủ hai mũi.
Israel là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Khoảng 57% dân số Israel đã tiêm chủng đầy đủ, bao gồm 88% dân số trên 50 tuổi, nhóm được coi là có nguy cơ cao nhất trước Covid-19.
Israel có thể sẽ phải vứt bỏ 800.000 liều vắc xin Pfizer-BioNtech Truyền thông Israel đưa tin, nước này có thể sẽ phải hủy 800.000 liều vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNtech nếu không tìm được bên mua trong vài tuần tới. Nhấn để phóng to ảnh Một người Israel được tiêm chủng (Ảnh: Reuters). Đài truyền hình Kan của Israel cho hay, Bộ Y tế nước này có thể sẽ phải vứt bỏ 800.000 liều...