Israel tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ vị thành niên
Israel bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 cho thanh thiếu niên trong bối cảnh nước này dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người được tiêm ít nhất một mũi.
Thế giới hiện ghi nhận 174.028.795 ca nhiễm nCoVvà 3.742.979 ca tử vong, tăng lần lượt 314.886 và 6.881, trong khi 157.293.213 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Bộ Y tế Israel hôm 6/6 bắt đầu khởi động chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 với các thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-16. Theo kế hoạch của chính phủ Israel, những thiếu niên được khuyến khích tiêm chủng là những người có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng nếu nhiễm Covid-19 và những người sống cùng với các thành viên gia đình có nguy cơ trở nặng nếu nhiễm virus.
Giới chức y tế Israel khẳng định việc tiêm chủng vaccine Covid-19 không bắt buộc với trẻ vị thành niên, mà họ chỉ đưa ra khuyến cáo và các bậc phụ huynh sẽ tự quyết định liệu có muốn con mình được tiêm chủng hay không.
Quyết định tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ vị thành viên Israel được đưa ra sau khi các chuyên gia từ hiệp hội nhi khoa nước này cân nhắc kỹ về “mối liên hệ có thể xảy ra” giữa vaccine Pfizer và trứng viêm cơ tim ở nam giới trẻ tuổi.
Israel đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và 55% dân số nước này đã tiêm chủng đầy đủ. Israel hiện ghi nhận gần 840.000 ca nhiễm và hơn 6.400 ca tử vong do nCoV.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho thiếu niên 12 tuổi tại thành phố Tel Aviv, Israel, hôm 6/6. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.210.223 ca nhiễm và 612.363 ca tử vong do nCoV, tăng 5.869 ca nhiễm và 161 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Video đang HOT
Khảo sát do Gallup thực hiện và công bố hôm 4/6 cho thấy 66% người Mỹ bày tỏ lạc quan rằng cuộc sống đã phần nào hoặc hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch Covid-19. Trong đó, khoảng 9% tự tin cuộc sống đã trở lại như bình thường hoàn toàn, trong khi 57% cho rằng mới khôi phục được một phần “bình thường cũ”.
Mức độ lạc quan của xã hội Mỹ được cải thiện đáng kể so với kết quả thăm dò tháng 10/2020, khi 62% người được hỏi cho rằng cuộc sống vẫn khác xa giai đoạn trước đại dịch.
Mỹ đang nới lỏng giãn cách xã hội và dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế ngừa Covid-19 nhờ chương trình tiêm vaccine quyết liệt trên toàn quốc. Khoảng 63% người trưởng thành tại Mỹ đã nhận ít nhất một mũi vaccine Covid-19. Trong 7 ngày qua, Mỹ ghi nhận trung bình dưới 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.909.604 ca nhiễm và 349.229 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 101.232 và 2.445 ca.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) cuối tuần qua cho biết đã ghi nhận 624 bác sĩ tử vong vì Covid-19, trong đó thủ đô New Delhi chiếm đa số với 109 người chết. IMA lo ngại khi số y bác sĩ bỏ mạng vì đại dịch lần này tăng mạnh so với năm ngoái.
Nhóm chuyên gia Ấn Độ cảnh báo những người từng nhiễm nCoV hay được tiêm vaccine Covid-19 một phần vẫn có nguy cơ bị biến chủng mới tấn công. Biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu và gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng tại tại Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 62 quốc gia, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 16.947.062 ca nhiễm và 473.404 ca tử vong, tăng lần lượt 39.637 và 775.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa hôm 6/6 ban hành thông quan đặc biệt đối với việc nhập khẩu vaccine Sputnik V của Nga và Covaxin của Ấn Độ, đồng thời áp đặt giới hạn khi sử dụng các vaccine này. Anvisa ban đầu không chấp thuận Sputnik V và Covaxin do thiếu dữ liệu.
Anh , vùng dịch lớn thứ bảy thế giới, ghi nhận 4.516.892 ca nhiễm và 127.840 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 5.314 và 5 ca trong 24 giờ qua. Nước này đã tiêm 65,7 triệu liều vaccine Covid-19 và có 26,1 triệu người hoàn thành chương trình tiêm chủng, chiếm hơn 39% dân số nước này, theo Our World in Data.
Do những cảnh báo về làn sóng Covid-19 lần ba, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 2/6 cho biết sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế vì chưa rõ dân chúng sẽ được bảo vệ thế nào trước đợt tăng ca nhiễm mới. Lệnh phong tỏa tại Anh dự kiến kết thúc vào cuối tháng 6.
Tại Đông Nam Á, Malaysia báo cáo 616.815 ca nhiễm và 3.378 ca tử vong vì Covid-19, tăng 6.241 và 84 trong 24 giờ qua.
Giáo sư Adeeba Kamarulzaman, thành viên Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington phát hiện số ca tử vong liên quan tới Covid-19 ở Malaysia có thể lên đến 26.000 người vào tháng 9, gấp 9 lần số người chết hiện tại.
Thái Lan báo cáo 2.671 ca nhiễm mới và 23 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 177.467 và 1.236. Thái Lan đã tiêm 3,61 triệu liều vaccine, trong đó hơn 1,1 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, chiếm khoảng 1,6% dân số nước này.
Giới chức y tế Thái Lan cuối tuần qua cho biết nước này có đủ vaccine Covid-19 để sử dụng vào tháng này, trong bối cảnh nhiều người lo lắng về việc thiếu nguồn cung khi một số bệnh viện hoãn lịch tiêm chủng vì không đủ vaccine.
Pháp công bố kế hoạch mở cửa biên giới
Ngày 4/6, Pháp đã công bố kế hoạch mở cửa biên giới, với bản đồ được đánh dấu theo màu.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Theo đó, Pháp sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới với công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 9/6 tới. Tuy nhiên, những du khách đã được tiêm chủng đến từ Anh và Mỹ - các nước được đánh dấu là "màu da cam" khi nhập cảnh vẫn cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Trong kế hoạch trên, bắt đầu từ ngày 9/6, người dân EU không cần phải có lý do thực sự cần thiết để tới Pháp - vốn là một trong những điểm đến thu hút du khách hàng đầu thế giới - và chỉ những người chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mới cần trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, Pháp cũng nới lỏng hạn chế đối với 7 nước thuộc khu vực "màu xanh lá cây" gồm Australia, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Liban, New Zealand và Singapore.
Cũng theo kế hoạch, từ ngày 1/7, Pháp sẽ công nhận chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của EU, cho phép người dân đi lại trong khối.
Tuy nhiên, tại các khu vực được đánh dấu "màu da cam", trong đó có Anh, khu vực Bắc Mỹ, hầu hết khu vực châu Á và châu Phi, những người đã được tiêm chủng khi nhập cảnh vào Pháp vẫn phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, song họ sẽ không cần nêu lý do nhập cảnh. Đối với những người chưa tiêm chủng ở khu vực "màu da cam", họ chỉ được nhập cảnh trong trường hợp cần thiết như cấp cứu y tế và phải tự cách ly trong vòng 7 ngày.
Khi được hỏi lý do công dân Mỹ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19, Bộ trưởng Giao thông vận tải Pháp Jean-Baptiste Djebbari cho biết vấn đề là do thiếu chứng minh kỹ thuật số được tiêu chuẩn hóa. Theo ông, dù nhiều người đã được tiêm phòng, song họ chỉ có tờ giấy chứng nhận mà chưa được số hóa. Hiện Pháp đang đàm phán với những nước trên và mục tiêu là sẽ vẫn mở cửa cho người dân đến từ các nước khu vực Bắc Mỹ, Canada và Mỹ, cũng như một số nước châu Phi.
Trong khi đó, công dân đến từ 16 nước, trong đó có Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và nhiều nước Nam Mỹ, vẫn sẽ phải chịu đa số các biện pháp hạn chế do Pháp quan ngại việc gia tăng các biến thể ở những nước này, được cho là dễ lây nhiễm hoặc nghiêm trọng hơn, cũng như đáp ứng ít hơn với 4 loại vaccine được châu Âu cho phép lưu hành. Những người đến từ 16 nước trên sẽ vẫn phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 dù đã tiêm vaccine hay chưa, cũng như phải cách ly từ 7 - 10 ngày sau khi nhập cảnh.
Kế hoạch này được cho là nhằm thúc đẩy ngành du lịch - vốn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Pháp trong bối cảnh nước này vừa thoát khỏi đợt phong tỏa lần 3 nhằm khống chế dịch COVID-19. Thống kê cho thấy ngành du lịch Pháp thu về 57 tỷ euro (69 tỷ USD) trong năm 2019, chiếm khoảng 7,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra khoảng 2,9 triệu việc làm. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến doanh thu của ngành này giảm mất một nửa trong năm 2020 và giới chức phụ trách du lịch của Pháp cũng đang quan ngại về sức cạnh tranh ngày một lớn từ các điểm du lịch nổi tiếng khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy.
Theo kế hoạch, Pháp sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm toàn quốc vào 23h00 ngày 9/6 và các nhà hàng sẽ được phép phục vụ thực khách trong nhà, cũng như được dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế vào ngày 30/6.
* Trong khi đó, tại Trung Đông, hàng trăm nghìn người ở Saudi Arabia đã rất háo hức tham dự buổi hòa nhạc lần đầu tiên được tổ chức ở thủ đô Riyadh kể từ sau khi làn sóng COVID-19 tràn vào nước này hồi đầu năm ngoái.
Một khán giả tham dự buổi hòa nhạc, được tổ chức tại nhà hàng của một khách sạn lớn ở thủ đô Riaydh, không giấu nổi cảm xúc vui mừng bởi đã rất lâu rồi người dân Saudi Arabia mới lại được thưởng thức nghệ thuật.
Đây không phải là buổi hòa nhạc đầu tiên được tổ chức ở Saudi Arabia - nước ghi nhận tổng cộng trên 454.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 7.408 người không qua khỏi. Trước đó, tháng 4 vừa qua, giọng ca tenor nổi tiếng của Italy, danh ca Andrea Bocelli, cũng đã tới trình diễn ở thành phố cổ Hegra của Saudi Arabia.
Trong 4 năm qua, Saudi Arabia đã tổ chức nhiều buổi trình diễn ca nhạc, với sự góp mặt của các ban nhạc và ca sĩ nổi tiếng thế giới, trong đó có ca sĩ Janet Jackson và nhóm nhạc BTS. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã kìm hãm tham vọng cải thiện hình ảnh và thu hút khách du lịch của đất nước này.
Anh có thể đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch Theo hãng BBC, Anh dự định đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch. Nguyên nhân là do Anh lo ngại về sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng như tính hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 đối với các biến thể này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch...