Israel phát hiện quần thể tâm linh 35.000 năm tuổ.i
Trong một tuyên bố chung ngày 10/12, Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel và 3 trường đại học tại nước này nhấn mạnh, các nhà khảo cổ học Israel đã phát hiện một quần thể tâm linh thời tiề.n sử có niên đại 35.000 năm tuổ.i tại hang Manot, vùng Galilee, miền Tây nước này.
Bằng chứng về nghi lễ thời tiề.n sử 35.000 năm tuổ.i được tìm thấy ở miền bắc Israel. Ảnh: timesofisrael.com
Theo bài đăng trên tạp chí PNAS, địa điểm trên được mô tả là một trong những quần thể thờ cúng cộng đồng sớm nhất trên toàn cầu và là địa điểm đầu tiên ở khu vực Levant cổ đại rộng lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết công trình này phản ánh bước biến đổi từ các hoạt động tôn giáo cá nhân sang hoạt động có tổ chức, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc về đời sống tâm linh của những người săn bắ.n hái lượm thời kỳ đồ đá cũ vốn coi trọng vai trò của các nghi lễ và biểu tượng trong sự gắn kết xã hội.
Các nhà nghiên cứu cho biết bao quanh khu quần thể tâm linh trên là các nhũ đá, trong đó có một nhũ đá được chạm khắc hình mai rùa.
Video đang HOT
Đây có thể là một bảo vật tượng trưng cho sự tái sinh và đổi mới. Vết tích từ tro tàn cho thấy người xưa từng sử dụng lửa để thắp sáng và âm thanh tự nhiên của địa điểm này phản ánh rằng nơi đây từng được sử dụng cho các hoạt động cộng đồng.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy gần đó nhiều công cụ bằng đá lửa và vỏ sò biểu thị nền văn hóa Aurignacian, cùng một chiếc gạc hươu có thể liên quan các nghi lễ trong hang động.
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại trong cảm xúc, gió và mưa
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau hơn 5 năm tu sửa và tôn tạo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame) đã chính thức mở cửa trở lại bằng một nghi lễ đầy cảm xúc với thông điệp cảm ơn.
Hơn 4.000 người dân vẫn có mặt bên ngoài nhà thờ bất chấp thời tiết không thuận lợi.
Nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris, Pháp trong quá trình trùng tu. Ảnh: THX/TTXVN
Sau 5 năm rưỡi kể từ khi bị tàn phá bởi vụ hỏa hoạn kinh hoàng, Nhà thờ Đức Bà Paris đã mở cửa trở lại vào lúc 19 giờ 20 phút, sau khi Tổng Giám mục Paris, Laurent Ulrich, thực hiện nghi thức gõ cửa ba lần bằng gậy mục tử - biểu tượng cho sứ mệnh phục vụ của ông. Buổi lễ đặc biệt này đã diễn ra với sự chứng kiến của hơn 40 nguyên thủ và lãnh đạo các nước, hàng trăm quan khách, cùng hàng trăm triệu khán giả trên thế giới chứng kiến thông qua chương trình truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Pháp.
Chính quyền đã bố trí một khu vực trên bến tàu gần nhà thờ để đón tiếp tối đa 40.000 khách tham quan. Tuy nhiên gió lạnh và mưa to đã khiến số người đến dự ít hơn dự kiến. Mặc dù thời tiết không chiều lòng người, đến thời điểm bắt đầu lễ khai mạc nhà thờ, khoảng 4.000 vòng đeo tay đã được các tình nguyện viên phân phát tại các điểm vào Nhà thờ Đức Bà, theo Franceinfo.
"Tôi đứng đây để bày tỏ lòng biết ơn của dân tộc Pháp, biết ơn đến tất cả những người đã cứu và xây dựng lại nhà thờ". Đó là thông điệp mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn chuyển tải khi bắt đầu bài phát biểu khai mạc lễ mở cửa trở lại của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Không chỉ bày tỏ sự tri ân tới những người lính cứu hỏa, những người thợ lành nghề, thợ dựng giàn giáo, thợ mộc, thợ lợp mái, thợ rèn, thợ đá, thợ phục chế, các nhà khảo cổ học, kỹ sư, sử học gia, người bảo tồn, kiến trúc sư, họa sĩ, nghê nhân..., Tổng thống Pháp còn gửi lời cảm ơn tới toàn thể những ai đã đóng góp dù là công sức hay vật chất, tiề.n bạc vào công cuộc tôn tạo lại nhà thờ, một minh chứng hùng hồn cho khả năng mà "các quốc gia vĩ đại có thể làm thực hiện điều không thể".
Cả Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Giám mục Laurent Ulrich đều đã bày tỏ lòng tưởng nhớ đến tướng Jean-Louis Georgelin, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội, một người ngoài ngành nhưng say mê di sản văn hóa, được giao trách nhiệm tái thiết Nhà thờ Đức Bà và đã dẫn dắt công cuộc tái thiết cho đến khi qua đời vào năm 2023. Tên của ông được khắc trên đỉnh ngọn tháp.
Dù không thể có mặt tại buổi lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, Giáo hoàng Franois đã đán.h giá cao và khẳng định "quyết tâm của chính quyền Pháp cùng với làn sóng quyên góp rộng khắp từ công đồng quốc tế đã góp phần vào công cuộc phục hồi". Theo Giáo hoàng, làn sóng ủng hộ này "không chỉ là dấu hiệu của tình yêu với nghệ thuật và lịch sử", mà còn cho thấy "giá trị biểu trưng và thiêng liêng của một công trình vẫn luôn được cảm nhận sâu sắc, từ người dân bình thường nhất đến những người vĩ đại nhất".
Công trình mang tính biểu tượng tôn giáo và văn hóa của nước Pháp này được phục hồi nhờ sức lao động của khoảng 2.000 người, từ các nghệ nhân chế tác gỗ, kim loại, đá, đến các thợ xây, thợ thủ công, kỹ sư, và nhà nghiên cứu, và có tổng chi phí hơn 700 triệu euro, được tài trợ chủ yếu từ 843 triệu euro mà các nhà hảo tâm quyên góp từ 150 quốc gia trên thế giới.
Quang cảnh bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp sau khi công tác trùng tu được hoàn tất, ngày 29/11/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Sau khi được phục dựng hoàn hảo, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ bắt đầu đón khách tham từ ngay ngày 8/12, và dự kiến đón từ 14 - 15 triệu lượt khách mỗi năm, cao hơn mức trung bình 12 triệu khách năm trước hỏa hoạn.
Israel dội bom Beirut gây thương vong lớn Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệ.t mạn.g, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấ.n côn.g nhóm vũ trang Hezbollah. Cuộc không kích của Israel gây thiệt hại lớn ở Beirut. Ảnh Reuters. Israel đã sử dụng bom phá boongke trong...