Israel phản ứng mạnh khi Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt mọi quan hệ thương mại
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu đến và đi từ Israel để phản đối cuộc chiến ở Gaza, Israel đã phản ứng mạnh.
Ngoại trưởng Israel Israel Katz phát biểu với báo giới tại Jerusalem ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel ngày 2/5, viện dẫn cuộc tấn công quân sự của Israel ở Gaza, một tuyên bố của Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Các giao dịch xuất nhập khẩu liên quan đến Israel đã bị dừng, bao gồm tất cả các sản phẩm”.
Bộ này cho biết các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phối hợp với chính quyền Palestine để đảm bảo rằng người Palestine không bị ảnh hưởng bởi động thái đình chỉ xuất nhập khẩu với Israrel.
Theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, bước đi này là giai đoạn thứ hai của các biện pháp chống Israel và các bước đi này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Israel cho phép dòng viện trợ nhân đạo đầy đủ, không bị gián đoạn vào Gaza.
Tiếp đó, vào ngày 3/5, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat nhấn mạnh thêm rằng nước này sẽ tạm dừng thương mại với Israel cho đến khi đảm bảo có thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza và dòng viện trợ nhân đạo không bị cản trở đến khu vực này.
Các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn xuất khẩu hàng hóa sang các cảng Haifa và Ashdod của Israel, trong khi hàng hóa của Israel đến Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được dỡ xuống. Hai nước có kim ngạch thương mại đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2023.
Sau những thông tin ban đầu về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định dừng quan hệ thương mại, Ngoại trưởng Israel Katz đã cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vi phạm các thỏa thuận khi chặn hàng hóa của Israel tại các cảng.
Video đang HOT
Ông Katz chỉ trích Tổng thống Erdogan trên mạng xã hội X, cáo buộc nhà lãnh đạo này coi thường lợi ích của người dân và doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ, phớt lờ các hiệp định thương mại quốc tế.
Ông Katz đã chỉ đạo cấp dưới ngay lập tức cùng với tất cả các bên liên quan trong chính phủ để đưa ra các lựa chọn thay thế cho thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung vào sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác.
Ông Katz cam kết: “Israel sẽ nổi lên và trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ và táo bạo. Chúng ta thắng, còn họ thua”.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có các hiệp định thương mại tự do từ giữa những năm 1990.
Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố hạn chế xuất khẩu thương mại sang Israel đối với 54 sản phẩm bao gồm xi măng, thép, nhôm, sắt, vật liệu và thiết bị xây dựng, nhằm phản ứng với cuộc chiến ở Dải Gaza.
Theo Liên minh Nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan thống kê Turkstat, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Israel ở mức 5,43 tỷ USD vào năm 2023, giảm từ mức 7,03 tỷ USD trong năm 2022.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia chỉ trích Israel gay gắt nhất trong cuộc chiến chống Hamas. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích Israel trong chiến dịch tranh cử trước cuộc bầu cử tổ chức ngày 31/3.
Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bình thường hóa quan hệ vào năm 2022 và tái bổ nhiệm các đại sứ sau nhiều năm căng thẳng, nhưng mối quan hệ lại trở nên căng thẳng do chiến tranh ở Gaza.
Hãng hàng không Đức tạm ngừng các chuyến bay đến Tehran và Trung Đông
Do tình hình ở Trung Đông, ngày 10/4, hãng hàng không Lufthansa của Đức đã tạm ngừng các chuyến bay đến thủ đô Tehran của Iran.
Các máy bay của Lufthansa đậu tại sân bay ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh DW của Đức, hãng hàng không Lufthansa có thể ngừng các chuyến bay cho đến ngày 11/4 (giờ địa phương) do tình hình hiện tại ở Trung Đông.
Người phát ngôn của Lufthansa cho biết: "Chúng tôi liên tục theo dõi tình hình ở Trung Đông và liên hệ chặt chẽ với chính quyền. An toàn của hành khách và thành viên phi hành đoàn là ưu tiên hàng đầu của Lufthansa".
Các hãng hàng không quốc tế khác không có thông báo gì về các chuyến bay đến và đi từ Tehran.
Trong khi đó, hãng thông tấn Mehr của Iran đã đăng một thông tin trên xã hội X nói rằng tất cả không phận trên Tehran đã bị đóng cửa để tập trận. Sau đó, Mehr đã gỡ bỏ thông tin này.
Các nước trong khu vực Trung Đông và Mỹ đã ở trong tình trạng cảnh giác cao độ, chuẩn bị cho khả năng Iran tấn công trả đũa sau khi Đại sứ quán nước này ở Syria bị không kích ngày 1/4 và Iran cáo buộc Israel là thủ phạm.
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, cáo buộc Israel gây ra cuộc không kích và nói rằng hành động này phải bị trừng phạt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel là Israel Katz tuyên bố nước này sẽ đáp trả nếu Iran tấn công.
Trước đó, vụ không kích toà nhà lãnh sự trong khuôn viên Đại sứ quán Iran ở Damascus đã khiến 7 thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng. Trong số đó có Mohammad Reza Zahedi, một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Quds.
Israel chưa thừa nhận đứng sau vụ tấn công ở Damascus, nhưng Lầu Năm Góc xác nhận thông tin này.
Mỹ và các đồng minh cho rằng Iran hoặc các lực lượng thân Iran sắp trả đũa bằng một vụ tấn công lớn bằng tên lửa hoặc máy bay không người lái, nhằm vào các mục tiêu quân sự và mục tiêu chính phủ ở Israel. Phía Mỹ cho rằng chắc chắn Iran sẽ trả đũa và vấn đề là khi nào.
Trong bối cảnh đó, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông Brett McGurk đã gọi điện cho Ngoại trưởng các nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Iraq để đề nghị họ gửi thông điệp tới Iran, kêu gọi nước này giảm căng thẳng với Israel sau vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria.
Ông McGurk đã đề nghị Ngoại trưởng 4 nước trên liên hệ với Ngoại trưởng Iran để truyền tải thông điệp rằng Tehran nên giảm căng thẳng với Israel.
Bộ Ngoại giao Iran hôm 10/4 thông báo các ngoại trưởng của Saudi Arabia, UAE, Qatar và Iraq đã điện đàm với Ngoại trưởng Iran và thảo luận về căng thẳng trong khu vực.
Trong khi đó, ngày 10/4, Tổng thống Raisi kêu gọi các quốc gia Hồi giáo cắt đứt quan hệ kinh tế và chính trị với Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ: Áp đặt hạn chế xuất khẩu sang Israel Ngày 9/4, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ áp đặt hạn chế xuất khẩu các mặt hàng từ 54 danh mục sản phẩm khác nhau sang Israel cho đến khi đạt được lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza, nhấn mạnh các biện pháp này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích...