Israel-Hamas sắp đạt thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng
New York Times dẫn tin từ một số quan chức cho biết các nhà đàm phán đang tiến gần đến một thỏa thuận có thể tạm dừng cuộc chiến ở Gaza trong 2 tháng.
Tờ New York Times hôm 27/1 đưa tin, dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, cho biết Israel và Hamas đang trên đường đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài. Thỏa thuận có thể đạt được trong vòng hai tuần tới.
Tờ này cho biết thêm, trong thỏa thuận do Mỹ làm trung gian này, Hamas có thể thả các con tin Israel còn lại để đổi lấy việc lực lượng phòng vệ Israel (IDF) ngừng các cuộc tấn công vào Gaza trong khoảng hai tháng.
Binh sĩ Israel ở Gaza. (Ảnh: IDF)
Theo các nguồn tin, trong 10 ngày qua, một dự thảo văn bản kết hợp các đề xuất của cả hai bên đã được soạn thảo và sẽ được thảo luận tại các cuộc đàm phán ở Paris, Pháp.
Video đang HOT
Theo cơ quan y tế Gaza, khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và khoảng 240 người bị bắt làm con tin trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10. Chiến dịch của IDF sau đó, được phát động để đáp trả cuộc đột kích, cho đến nay đã khiến 26.422 người Palestine thiệt mạng và 65.087 người khác bị thương.
Đầu tuần này, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã yêu cầu Israel thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn nạn diệt chủng ở Gaza.
Hamas thả khoảng một nửa số con tin trong thời gian đình chiến kéo dài một tuần vào tháng 11. Theo chính quyền Israel, nhóm này vẫn còn giữ 136 người, trong khi khoảng hai chục người bị bắt được cho là đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.
Các quan chức tuyên bố, thỏa thuận ngừng bắn mới sẽ có “phạm vi mở rộng hơn” so với thỏa thuận trước đó. Trong giai đoạn đầu tiên, xung đột sẽ tạm dừng trong 30 ngày, và phụ nữ, người già và các con tin bị thương sẽ được Hamas giải thoát. Trong thời gian này, các bên sẽ thống nhất việc thực hiện giai đoạn thứ hai, kéo dài thời gian ngừng bắn thêm một tháng để đổi lấy việc thả binh lính Israel và thường dân nam.
Nguồnn tin cho biết, thỏa thuận này cũng sẽ mang lại nhiều viện trợ nhân đạo hơn tới Gaza. Số người Palestine được thả khỏi các nhà tù của Israel vẫn chưa được đàm phán, nhưng các nguồn tin mô tả đây là “vấn đề có thể giải quyết được”.
Thỏa thuận này sẽ không mang lại lệnh ngừng bắn vĩnh viễn như Hamas yêu cầu, nhưng các quan chức bày tỏ niềm tin rằng sau hai tháng tạm dừng, các cuộc tấn công của Israel vào Gaza sẽ bớt căng thẳng hơn. Họ cho biết, thỏa thuận ngừng bắn cũng sẽ tạo cơ hội cho hoạt động ngoại giao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp rộng mở hơn cho cuộc xung đột Israel – Hamas.
Trước đó, các quan chức Ai Cập nói với tờ Wall Street Journal về một kế hoạch tương tự được các nhà hòa giải quốc tế đưa ra cho Israel và Hamas. Tuy nhiên, họ tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn lần này sẽ dài hơn, kéo dài tới 4 tháng.
Mỹ, Israel và nhiều nước lên tiếng về phán quyết của ICJ
Trong khi Israel tuyên bố có quyền tự vệ, Mỹ nói rằng phán quyết Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phù hợp với quan điểm của Washington thì một số nước khác như Nam Phi, Iran và Nambia đã hoan nghênh phán quyết của ICJ.
Một số hình ảnh tàn khốc về hậu quả của xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza.
Ngày 26/1, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết buộc Israel phải thực hiện mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn các hành động diệt chủng ở Dải Gaza.
Khi phiên xét xử đang diễn ra, tòa án nhấn mạnh Israel phải đảm bảo lực lượng của Israel không phạm tội diệt chủng và thực hiện các biện pháp để cải thiện tình hình nhân đạo. Israel phải báo cáo với tòa trong vòng một tháng về những gì họ đang làm để duy trì lệnh trên.
Ngoài ra, ICJ cho rằng ít nhất một số quyền mà Nam Phi yêu cầu trong vụ kiện Israel phạm tội diệt chủng liên quan cuộc chiến của Israel ở Gaza là hợp lý.
Tòa tuyên bố công nhận quyền của người Palestine ở Dải Gaza được bảo vệ khỏi các hành động diệt chủng. ICJ nêu rõ, người Palestine rõ ràng là một nhóm được bảo vệ theo Công ước ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng.
Phán quyết trên tại ICJ không giải quyết cáo buộc cốt lõi của vụ kiện - liệu nạn diệt chủng có xảy ra hay không - song sẽ tập trung vào sự can thiệp khẩn cấp mà Nam Phi tìm kiếm.
Phản ứng trước vụ việc nêu trên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng cáo buộc diệt chủng nhắm vào Israel tại ICJ là "thái quá", đồng thời tuyên bố Israel sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tự vệ.
Về phần mình, Nam Phi đã ca ngợi điều mà nước này gọi là "chiến thắng quyết định" cho nền pháp trị quốc tế vào ngày 26/1, sau khi ICJ ra phán quyết ủng hộ yêu cầu áp đặt các biện pháp khẩn cấp đối với Israel do các hoạt động quân sự ở Dải Gaza.
Trong khi đó, Mỹ cho biết phán quyết của ICJ về cuộc xung đột Israel - Hamas phù hợp với quan điểm của Washington - rằng Israel có quyền hành động, phù hợp với luật pháp quốc tế, để đảm bảo cuộc tấn công ngày 7/10/2023 sẽ không thể lặp lại.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Washington tiếp tục tin rằng các cáo buộc diệt chủng là vô căn cứ và lưu ý rằng tòa án đã không đưa ra kết luận về tội diệt chủng hay kêu gọi ngừng bắn trong phán quyết của mình và đã thả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả các con tin đang bị Hamas bắt giữ.
Trên nền tảng mạng xã hội X, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian chúc mừng người dân Nam Phi và Bộ trưởng Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Naledi Pandor, cũng như người Palestine về phán quyết của ICJ, ra lệnh cho Israel ngăn chặn các hành động diệt chủng ở Dải Gaza.
Namibia hoan nghênh quyết định của ICJ, đánh giá cao các bước được thực hiện để giải quyết tình hình nghiêm trọng ở Gaza và kêu gọi Israel tuân thủ đầy đủ mệnh lệnh ràng buộc về mặt pháp lý. Namibia cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đảm bảo thực hiện toàn diện các biện pháp tạm thời do ICJ đưa ra.
Toàn cảnh vụ kiện của Nam Phi chống Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế Toà án Công lý Quốc tế đã mở phiên điều trần đầu tiên về vụ kiện của Nam Phi chống lại Israel, với yêu cầu các thẩm phán ban hành những biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Gaza. Các thành viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi...