Israel “dè chừng” với sự đầu tư tới tấp của Trung Quốc
Đài RFI đưa tin, các doanh nghiệp Trung Quốc đến đâu làm ăn “cũng đều khiến người ta lo ngại.”
Điều này càng ngày càng thấy rõ không chỉ ở các thị trường lớn như châu Âu hay Mỹ mà ngay cả những vùng đất nhỏ bé bất ổn như Israel.
Tàu Trung Quốc ghé cảng Haifa của Israel ngày 13/08/2012 nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác song phương. (Nguồn: Israel Defense Force)
Đây cũng là nội dung bài viết trên trang kinh tế của nhật báo Công giáo La Croix có tựa đề “Israel vừa mừng vừa lo đầu tư Trung Quốc.”
Bài báo cho hay, năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Israel 2,7 tỷ euro.
Sức hấp dẫn của Israel đối với người Trung Quốc bắt đầu từ cách đây 5 năm khi tập đoàn ChemChina mua lại công ty sản xuất thuốc trừ sâu hàng đầu của người Do Thái Makhteshim Agan.
Từ đó trở đi, hàng trăm đoàn thương gia Trung Quốc đã tới tấp đổ tới Tel Aviv.
Bên cạnh đó, các các văn phòng pháp lý của Israel đã mở đại diện tại Bắc Kinh để tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Vẫn theo bài báo, cho đến nay, người Trung Quốc đã có cổ phần trong hơn 80 công ty Israel.
Video đang HOT
Trong năm 2015, vốn của các công ty Trung Quốc chiếm 15% đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn ở quốc gia nhỏ bé này.
Ban đầu là mua cổ phần, dần dần các tập đoàn Trung Quốc tiến tới thôn tính, làm chủ nhiều công ty danh tiếng của Israel trong đủ lĩnh vực thế mạnh của người Do Thái.
Nhưng người Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hai lĩnh vực chế tạo vũ khí và chế biến nông phẩm.
Các đây 2 năm, tập đoàn Bright Food của Trung Quốc đã mua trọn tổ hợp sản suất sữa Tnuva, một tinh hoa của ngành nông nghiệp Israel.
Người Trung Quốc đang có mặt trong các công trình cơ sở hạ tầng lớn nhất của Israel. Họ đã hoàn thành tổ hợp công trình giao thông đường bộ, cầu và hầm ngầm ở vùng Nuso Carmel ở Haifa trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Các công ty Trung Quốc đã và đang xây dựng nhiều cảng biển, công trình đường sắt ở Israel.
Thế nhưng, ở Israel bắt đầu xuất hiện những e ngại trước tình trạng nguồn tiền Trung Quốc ùn ùn đổ về đất nước này.
Bộ Tài chính Israel mới đây đã bác bỏ thương vụ một tập đoàn Trung Quốc định mua lại công ty bảo hiểm Phoenix lớn nhất Israel.
Theo tác giả bài báo, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Israel Mossad, ông Danny Yatom đẽ kêu gọi hãy cảnh giác với “các ý đồ địa chiến lược” của người Trung Quốc.
Ông đã từng phát biểu rằng: “Người Trung Quốc có thể thăm dò để tìm ra khí đốt … Nhưng họ không được có khả năng bắt chúng ta làm con tin bằng cách chiếm hữu hay mua lại hải cảng sân bay.”
Tác giả cho biết thêm là trong khu vực Địa Trung Hải, người Trung Quốc đã mua được cảng Pirrée của Hy Lạp, có cổ phần trong kênh Suez ở Ai Cập và cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng Israel không sẵn sàng đi theo con đường đó.
Theo Vietnam
Tại sao IS lại sợ Israel?
Theo giáo sư khoa học chính trị Graham Allison của Đại học Harvard, IS không hề sợ hãi trước Mỹ và phương Tây nhưng lại dè chừng và lo sợ Israel. Lý do là bởi quân đội Israel thực sự có khả năng đe dọa IS và bởi Israel có chính sách răn đe hiệu quả
Israel ở gần lãnh thổ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chiếm giữ hơn so với Mỹ. Dù chưa hành động gì nhưng IS cũng đã tuyên bố sẽ chiếm Israel. Tuy nhiên, Lực lượng phòng vệ (IDF) của đất nước Do Thái này đã bác bỏ việc sẽ chiến đấu trực tiếp với IS. Thay vào vào đó, Israel đã thực hiện một chính sách mà Mỹ chưa từng nghĩ đến. Đó là ngăn cản các cuộc tấn công của IS bằng một chiến lược kiên nhẫn, răn đe và cảnh giác.
Tất nhiên, Mỹ không thể chỉ sử dụng phương pháp đó để đối đầu với IS bởi môi trường an ninh của Mỹ khác với Israel. Tuy nhiên, theo TNI, Washington có thể học hỏi được nhiều từ đất nước Do Thái để tăng cường an ninh quốc gia.
Israel là nước có chiến lược hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn IS.
Phương pháp của Israel đối với IS rất đơn giản. Đó là thuyết phục IS không được tấn công đất nước này bằng cách đe dọa sẽ trả đũa. Nếu anh tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ trả lại anh nỗi đau mà anh không thể chịu được. Phương pháp này cần "3 chữ C" để có thể thành công sau khi vạch ra đường giới hạn rõ ràng. Thứ nhất là "communication" - Giao tiếp/ tuyên bố bằng ngôn ngữ mà kẻ thù có thể hiểu được. Thứ hai là "capability" - Có khả năng thực hiện những lời răn đe hay bắt kẻ thù phải trả giá. Thứ ba là "credibility" - Khiến kẻ thù tin rằng Israel sẽ hành động như đã tuyên bố.
Nếu một trong những yếu tố trên bị sụp đổ thì phương pháp đó sẽ thất bại. Vì vậy, theo TNI, một khi Mỹ đã vẽ một đường giới hạn đỏ, nhưng đối phương vượt qua đó, nhưng Mỹ chỉ phản ứng bằng lời nói chứ không có hành động trừng phạt cụ thể thì coi như đã làm mất đi chữ C thứ ba - uy tín. Từ đó, những tuyên bố về sau sẽ có rất ít, thậm chí là vô tác dụng.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho rằng, thật ngớ ngẩn hay ngây thơ hết sức khi nghĩ rằng có thể răn đe các nhóm khủng bố nguy hiểm và xấu xa như IS. Một số đánh giá, những kẻ khủng bố này chỉ muốn giết. Những người khác khẳng định, khi đối mặt với kẻ thù luôn sẵn sàng chết thì việc đe dọa giết chúng sẽ không có tác dụng. Do đó, cách mà Mỹ chọn là tấn công phủ đầu bằng các cuộc không kích nhằm vào IS ở Syria và Iraq.
Châu Âu liên tục bị tấn công khủng bố thời gian gần đây.
Trong khi đó, các chiến lược gia Israel có suy nghĩ khác. Họ cho rằng, mặc dù không phải là biện pháp hoàn hảo, nhưng răn đe vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. IDF tin rằng, họ đã ngăn chặn thành công các đối thủ như Iran, Lebanon và Syria, các nhóm vũ trang Hezbollah và Hamas và thậm chí cả các tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới như IS, Palestinian Islamic Jihad và Al Qaeda chỉ bằng cách răn đe.
Các chiến lược gia Israel bác bỏ lập luận của Washington rằng, IS là mối đe dọa đáng ngại đối với "toàn bộ thế giới văn minh". Ngược lại, Israel chỉ coi IS đơn thuần là một nhóm khủng bố như bao nhóm khác. IS thậm chí còn không nằm trong nhóm đầu các mối đe dọa của Israel. Giống như cựu giám đốc tình báo quân sự Amos Yadlin của nước này từng nói: "Cuối ngày hôm nay, chúng tôi thảo luận về hàng ngàn kẻ khủng bố tự do lái xe bán tải và xả súng bằng khẩu Kalashnikovs và súng máy".
Trước đây, các chiến lược gia Mỹ dường như không để ý đến chiến lược chống khủng bố của Israel, nhưng theo TNI, gần đây có sự thay đổi. Hồi tháng 8/2015, lần đầu tiên trong lịch sử của IDF, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Gadi Eizenkot, đã công bố học thuyết quốc phòng IDF. Trung tâm Khoa học và các vấn đề Quốc tế Belfer của Trường Harvard Kennedy đã đăng tải một bản dịch ra tiếng Anh của tài liệu này.
Tài liệu "Chiến lược IDF" thảo luận chi tiết cách thức ngăn chặn các nhóm khủng bố, đặc biệt là Hezbollah và Hamas. IDF gọi họ là "các tổ chức tiểu nhà nước", có nghĩa là có trụ sở, chiếm lãnh thổ và cai quản dân chúng. Họ dễ bị tổn hại hay có nhiều thứ để mất (giống như một quốc gia). Do đó sẽ bị áp dụng biện pháp kết hợp cả "răn đe chung" và "răn đe cụ thể".
Răn đe chung là duy trì ưu thế quân sự áp đảo và giữ danh tiếng như của "Bố già". Theo cách nói của ông Eizenkot, Israel phải được xem là một kẻ thù không thể đoán trước, có thể đáp trả một cách rất khốc liệt và tàn nhẫn.
Răn đe cụ thể được áp dụng linh hoạt với từng đối tượng và từng hành động cụ thể. Nó đòi hỏi phải phân tích liên tục danh tính, các đặc điểm, khả năng, các quy trình ra quyết định của đối phương. Israel tìm cách gây ảnh hưởng đến các tính toán của kẻ thù bằng cách thuyết phục họ về "sự vô ích của việc tiếp tục tấn công" và nhắc họ nhớ về những "hậu quả của cuộc đối đầu trước đó".
IDF cũng liên tục xác định sức ảnh hưởng của biện pháp răn đe, luôn đảm bảo mọi điều kiện để có thể thành công. Các đường giới hạn luôn rõ ràng, các quan chức cấp cao hàng đầu của Israel liên tục tuyên bố công khai bằng cả tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) và tiếng Ả Rập. Khả năng bảo vệ các đường giới hạn luôn được khẳng định bằng việc phô trương quá trình phát triển quân sự. Sự tin cậy được tăng cường bằng các "hành động tấn công hạn chế để cảnh báo" một khi có dấu hiệu xâm phạm của kẻ thù.
Israel coi Hezbollah là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" do Iran hậu thuẫn. Theo Israel, nhóm này đang sở hữu kho vũ khí gồm hơn 100.000 tên lửa và rocket đang nhắm vào Israel. Trong số đó có nhiều tên lửa dẫn đường chính xác có khả năng bắn trúng các mục tiêu quan trọng của Israel, bao gồm trung tâm đầu não quân sự ở Tel Aviv. Tuy vậy, Israel vẫn dùng biện pháp răn đe. Theo tài liệu "Chiến lược IDF", Israel cũng dùng chiến lược răn đe tương tự đối với IS và cho đến thời điểm này, chiến lược đó vẫn đang thành công.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet
5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới năm 2030 Trong 15 năm tiếp theo, ưu thế chiếm lĩnh trên bầu trời sẽ thuộc về các quốc gia đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, tài chính cho lực lượng không quân. Tiêm kích đa nhiệm F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF Kể từ Thế chiến II, không quân đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân sự của bất cứ quốc gia...