Israel dẫn đầu cuộc đua tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu
Gần 60% người Israel đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, vượt xa bất kỳ quốc gia nào xếp phía sau, trong khi Mỹ xếp thứ năm.
Dữ liệu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại các quốc gia tính đến 3/2 được trang Our World in Data tổng hợp từ các nguồn chính phủ cho thấy Israel tiếp tục dẫn đầu với 58,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều vaccine.
Xếp thứ hai là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với 34,8%, thứ ba là Anh với 14,9%. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, xếp thứ năm với 9,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều tiêm. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) triển khai khá chậm chạp chiến dịch tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covd-19 của Pfizer/ BioNtech cho người dân tại thành phố Petah Tikva, Israel hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đã công bố vaccine của riêng mình, lần lượt đạt tỷ lệ tiêm chủng 1,7% và 0,7%. Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và cũng là nơi sản xuất nhiều loại vaccine, hiện mới chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng 0,3%.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi chính phủ phải vật lộn để mua vaccine, vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Video đang HOT
Hầu hết các nước đang sử dụng vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, vốn đều cần hai liều tiêm. Hai trong số các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới là UAE và Bahrain đang sử dụng một loại vaccine do công ty Sinopharm của Trung Quốc phát triển, chưa được phê duyệt ở Mỹ và EU.
Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, Israel chỉ cần 4 tuần để ít nhất 50% dân số nhận được ít nhất một liều vaccine. Hầu hết các nước châu Âu còn vài tháng nữa mới đạt mức tiêm chủng của Israel.
Một phần của sự chênh lệch bắt nguồn từ thời điểm vaccine được phê duyệt ở mỗi quốc gia. Các cơ quan y tế ở EU phê duyệt vaccine Pfizer muộn hơn 10 ngày so với đối tác của họ ở Mỹ và gần ba tuần sau quan chức Anh.
Việc phân phối cũng bị chậm ở một số quốc gia ngay cả khi vaccine đã được phê duyệt. Hà Lan, một trong những quốc gia giàu có nhất châu Âu, hôm 6/1 là nước cuối cùng trong EU bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, một tuần rưỡi sau nước láng giềng Đức và gần một tháng sau Anh. Bộ trưởng Y tế Hà Lan cho rằng sự chậm trễ này là do đất nước cần có sự chuẩn bị thích hợp.
Việc triển khai vaccine chậm chạp của châu Âu còn bị cản trở do nguồn cung thiếu hụt, thiếu y tá và thủ tục giấy tờ rườm rà. Làn sóng chỉ trích đối với chiến lược mua vaccine của EU ngày càng lớn hơn khi các biến thể mới của virus đe dọa bủa vây châu lục này.
Giới chức Hungary gần đây hợp tác với EU để phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga và vaccine Oxford-AstraZeneca của Anh. Hungary cũng đồng ý mua vaccine Sinopharm của Trung Quốc.
Hầu hết quốc gia đang phát triển trên thế giới còn bị tụt hậu xa hơn, nhiều nơi việc tiêm chủng thậm chí chưa bắt đầu. Các quốc gia giàu có đã đặt hàng trước hơn một nửa số liều có thể tung ra thị trường vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng cho dân số của họ nhiều lần. Nhiều quốc gia nghèo hơn có thể chỉ có đủ vaccine để tiêm cho 1/5 dân số vào cuối năm nay.
Bài học từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel
Trong hơn một tháng, Israel đã chủng ngừa Covid-19 cho hơn một triệu người, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc của Israel là điều nhiều nước trên thế giới mong ước đạt được. Không những vậy, các số liệu sơ bộ về hiệu quả của vaccine ở Israel cũng đem lại những thông tin hữu ích, giúp thúc đẩy quá trình tiêm chủng toàn cầu. Số liệu khả quan của Bộ Y tế Israel công bố hôm 12/1 cho thấy sự tụt giảm đáng kể về mức độ lây nhiễm trước cả khi tiêm mũi vaccine thứ hai.
Bộ Y tế Israel thông báo vaccine có khả năng hạn chế lây nhiễm 50% trong 14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, dựa trên dữ liệu theo dõi 600.000 người được chủng ngừa vaccine Pfizer-BioNTech
Hai trên bốn công ty cung cấp dịch vụ y tế ở nước này là Maccabi và Clalit đã đưa ra con số của riêng họ. Trong đó, Maccabi ghi nhận mức lây nhiễm giảm 60% trong 21 ngày, Clalit là 33% trong 14 ngày.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có thể do thử nghiệm của Maccabi bao gồm người ở mọi lứa tuổi, trong khi Clalit chỉ tiêm vaccine cho người trên 60 tuổi. Ngoài ra, người đã tiêm phòng ít có khả năng được xét nghiệm Covid-19 hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả.
Một nhân viên đang chuẩn bị liều vaccine Covid-19 tại một cơ sở tiêm chủng của Clalit ở Jerusalem. Ảnh: Times of Israel .
Tuy nhiên, những con số cho thấy bằng chứng rõ ràng về thời gian vaccine bắt đầu có tác dụng sau lần tiêm thứ nhất. Chuyên gia miễn dịch Cyrille Cohen, thành viên ủy ban cố vấn vaccine thuộc Bộ Y tế, cho biết: "Chỉ trong 2-3 tuần, Israel đã thu thập được dữ liệu từ hàng trăm nghìn người tiêm vaccine".
Điều này giúp đưa ra câu trả lời quan trọng về hiệu quả của liều vaccine thứ nhất. Sau khi liều thứ hai được triển khai, kết quả thử nghiệm sẽ làm sáng tỏ câu hỏi khi nào vaccine phát huy tác dụng hoàn toàn và miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Nhà virus học Rivka Abulafia-Lapid từ Trung tâm Y tế Hadassah, cho biết: "Có thể nói Israel đã trở thành một cuộc thử nghiệm quy mô rất lớn". Trong khi Mỹ và Anh đang tung ra số lượng vaccine nhiều hơn Israel, cả hai nước đều không lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử cho tất cả công dân.
"Hồ sơ của mỗi người dân Israel đều được lưu trữ bởi một tổ chức bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp chính phủ có đánh giá tốt hơn về phản ứng của mỗi người đối với vaccine, dựa trên độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe hiện tại", Abulafia-Lapid cho biết.
Dữ liệu cũng thúc đẩy nhà sản xuất Pfizer cung cấp thêm vaccine cho Israel. Đổi lại, Pfizer nhận về những thông tin minh bạch, có giá trị về hiệu quả vaccine trong cộng đồng. Hãng dược này không phải theo dõi trực tiếp mà chỉ cần xem xét thống kê chi tiết từ Israel.
Đầu tháng 2, Israel sẽ là nước duy nhất - nơi hầu hết người cao tuổi được bảo vệ hoàn toàn bởi vaccine - tạo ra cơ sở dữ liệu "hoàn hảo" về tác dụng của vaccine trong thực tế. Chuyên gia Cyrille Cohen nói: "Vaccine có thể đạt hiệu quả tới 95% trong thử nghiệm, song vấn đề thực sự bắt đầu khi nó được đưa vào sử dụng rộng rãi. Giai đoạn thử nghiệm có thể không đưa ra bức tranh chính xác về khả năng của vaccine".
Thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 của Pfizer có sự tham gia của 8.700 người ở độ tuổi từ 56 đến 85. Với quy mô gấp 120 lần, Israel đã tiêm phòng cho hơn một triệu người từ 60 tuổi trở lên.
"Chúng tôi tự tin hướng đến những điều chưa quốc gia nào đã làm. Một số nước vẫn chờ đợi và theo dõi trước khi đưa vaccine vào sử dụng. Người Israel, với phương châm đặt sự sống lên hàng đầu, đã bước theo con đường khác. Chúng tôi có mục tiêu cung cấp những kết quả thực tế, làm tiền đề cho việc triển khai vaccine ở những nước khác", ông Cohen chia sẻ.
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ áp sát mốc 17 triệu, Ấn Độ xấp xỉ 10 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 15/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 73.347.127 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.631.196 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 51.485.004 người. Nữ y tá Sandra Lindsay (trái) được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19...