Israel chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine của Pfizer cho người lớn tuổi
Ngày 29/7, Bộ Y tế Israel thông báo nước này chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người lớn tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, Bộ trưởng Y tế Israel Nachman Ash đã thông qua khuyến nghị của Nhóm Giám sát Đại dịch về việc tiêm mũi 3 vaccine cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, nhóm này vẫn chưa thống nhất về độ tuổi tối thiểu được tiêm mũi 3. Dự kiến, Bộ trưởng Nachman Ash sẽ đưa ra quyết định thời điểm và độ tuổi tiêm mũi thứ 3 trong vài ngày tới.
Chiến dịch tiêm chủng tại Israel đã bắt đầu từ ngày 20/12/2020. Giai đoạn đầu của chiến dịch tập trung vào đội ngũ y tế, những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mạn tính. Hiện Israel cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên.
Ngày 12/7 vừa qua, Israel đề xuất tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người trưởng thành có hệ miễn dịch kém.
Video đang HOT
Cùng ngày, hãng dược phẩm AstraZeneca cho biết doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay lên tới 1,2 tỷ USD do các nước trên thế giới đều đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.
Theo AstraZeneca, doanh thu của hãng đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt 894 triệu USD trong 3 tháng (tính đến tháng 6), so với mức 275 triệu USD trong 3 tháng trước đó. Trong 6 tháng đầu năm, AstraZeneca đã bàn giao được 319 triệu liều vaccine, trong đó doanh thu tại châu Âu là 572 triệu USD và tại các thị trường mới nổi là 455 triệu USD.
Thông tin trên được đưa ra 1 ngày sau khi hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ nâng dự báo doanh thu và lợi nhuận hàng năm.
Israel dẫn đầu cuộc đua tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu
Gần 60% người Israel đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, vượt xa bất kỳ quốc gia nào xếp phía sau, trong khi Mỹ xếp thứ năm.
Dữ liệu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại các quốc gia tính đến 3/2 được trang Our World in Data tổng hợp từ các nguồn chính phủ cho thấy Israel tiếp tục dẫn đầu với 58,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều vaccine.
Xếp thứ hai là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với 34,8%, thứ ba là Anh với 14,9%. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, xếp thứ năm với 9,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều tiêm. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) triển khai khá chậm chạp chiến dịch tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covd-19 của Pfizer/BioNtech cho người dân tại thành phố Petah Tikva, Israel hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đã công bố vaccine của riêng mình, lần lượt đạt tỷ lệ tiêm chủng 1,7% và 0,7%. Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và cũng là nơi sản xuất nhiều loại vaccine, hiện mới chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng 0,3%.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi chính phủ phải vật lộn để mua vaccine, vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Hầu hết các nước đang sử dụng vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, vốn đều cần hai liều tiêm. Hai trong số các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới là UAE và Bahrain đang sử dụng một loại vaccine do công ty Sinopharm của Trung Quốc phát triển, chưa được phê duyệt ở Mỹ và EU.
Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, Israel chỉ cần 4 tuần để ít nhất 50% dân số nhận được ít nhất một liều vaccine. Hầu hết các nước châu Âu còn vài tháng nữa mới đạt mức tiêm chủng của Israel.
Một phần của sự chênh lệch bắt nguồn từ thời điểm vaccine được phê duyệt ở mỗi quốc gia. Các cơ quan y tế ở EU phê duyệt vaccine Pfizer muộn hơn 10 ngày so với đối tác của họ ở Mỹ và gần ba tuần sau quan chức Anh.
Việc phân phối cũng bị chậm ở một số quốc gia ngay cả khi vaccine đã được phê duyệt. Hà Lan, một trong những quốc gia giàu có nhất châu Âu, hôm 6/1 là nước cuối cùng trong EU bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, một tuần rưỡi sau nước láng giềng Đức và gần một tháng sau Anh. Bộ trưởng Y tế Hà Lan cho rằng sự chậm trễ này là do đất nước cần có sự chuẩn bị thích hợp.
Việc triển khai vaccine chậm chạp của châu Âu còn bị cản trở do nguồn cung thiếu hụt, thiếu y tá và thủ tục giấy tờ rườm rà. Làn sóng chỉ trích đối với chiến lược mua vaccine của EU ngày càng lớn hơn khi các biến thể mới của virus đe dọa bủa vây châu lục này.
Giới chức Hungary gần đây hợp tác với EU để phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga và vaccine Oxford-AstraZeneca của Anh. Hungary cũng đồng ý mua vaccine Sinopharm của Trung Quốc.
Hầu hết quốc gia đang phát triển trên thế giới còn bị tụt hậu xa hơn, nhiều nơi việc tiêm chủng thậm chí chưa bắt đầu. Các quốc gia giàu có đã đặt hàng trước hơn một nửa số liều có thể tung ra thị trường vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng cho dân số của họ nhiều lần. Nhiều quốc gia nghèo hơn có thể chỉ có đủ vaccine để tiêm cho 1/5 dân số vào cuối năm nay.
Bài học từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel Trong hơn một tháng, Israel đã chủng ngừa Covid-19 cho hơn một triệu người, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới. Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc của Israel là điều nhiều nước trên thế giới mong ước đạt được. Không những vậy, các số liệu sơ bộ về hiệu quả của vaccine ở Israel cũng đem lại những thông tin...