Israel, Ai Cập nhất trí xây dựng đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi
Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz cho biết nước này và Ai Cập đã nhất trí xây dựng một đường ống kết nối mỏ khí đốt tự nhiên Leviathan ngoài khơi của Israel với các trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở miền Bắc Ai Cập.
Thông báo trên được công bố giữa bối cảnh Bộ trưởng Năng lượng Ai Cập Tarek El-Molla ngày 21/2 đã có chuyến thăm Israel, nhằm thảo luận về các dự án hợp tác năng lượng song phương. Đây là chuyến công du đầu tiên của một quan chức cấp cao của Chính phủ Ai Cập trong vòng 5 năm qua.
Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz đã chủ trì một cuộc họp với người đồng cấp Ai Cập Tarek El Molla khi hai nước tìm kiếm những cách thức mới để mở rộng sự phát triển của khí đốt tự nhiên phía đông Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Mỏ Leviathan ngoài khơi Israel, nằm cách bờ biển nước này 130 km, đã cung cấp khí đốt cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang Jordan và Ai Cập. Hiện các tập đoàn như Chevron và Delek Drilling đang nắm giữ cổ phần trong Leviathan. Các đối tác của mỏ này cũng đang tìm hiểu các phương án để mở rộng dự án, bao gồm một cơ sở LNG nổi hoặc một đường ống dẫn dưới biển để liên kết với các trạm LNG không hoạt động hoặc hoạt động dưới công suất tại Ai Cập.
Bộ trưởng Steinitz cho biết chính phủ hai nước đang bàn thảo về kế hoạch đường ống để đạt được một thỏa thuận chính thức. Trong một tuyên bố, văn phòng của Bộ trưởng Steinitz cho hay hai bộ trưởng đã nhất trí về việc xây dựng một đường ống dẫn khí ngoài khơi từ mỏ khí Leviathan đến các cơ sở sản xuất khí hóa lỏng ở Ai Cập, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua các cơ sở sản xuất hóa lỏng ở Ai Cập.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Molla cũng ký một biên bản ghi nhớ về việc Ai Cập giúp phát triển mỏ khí đốt Biển Gaza với hai đối tác của dự án là Quỹ đầu tư Palestine và công ty xây dựng Consolidated Contractors Company (CCC). Cách bờ biển Palestine 30 km, mỏ khí đốt Biển Gaza ước tính có hơn 1.000 tỷ feet khối (khoảng 28,3 tỷ m3) khí đốt tự nhiên.
Israel mời Tổng thống Liban đàm phán trực tiếp về phân định lãnh hải
Tháng trước, Israel và Liban đã tổ chức các cuộc đàm phán về phân định biên giới trên biển nhằm giúp khai thác các tài nguyên biển giữa Liban và Israel dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Mỹ.
Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz. (Ảnh: Flash90)
Ngày 23/11, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz đã mời Tổng thống Liban Michel Aoun đàm phán trực tiếp tại châu Âu về vùng lãnh hải tranh chấp giữa hai nước. Đây được xem là bước tiến hiếm hoi giữa hai quốc gia về mặt lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Steinitz đánh giá tích cực về cuộc đối thoại đang tiến triển giữa Israel và Liban trong những ngày gần đây. Ông Steinitz nêu rõ: "Tôi tin rằng nếu chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp ở một nước châu Âu để tổ chức cuộc thương lượng kín hoặc công khai, chúng ta sẽ có một cơ hội tốt để giải quyết tranh chấp biên giới trên biển lần cuối".
Hiện Tổng thống Aoun chưa đưa ra bình luận gì về lời mời trên. Tháng trước, Israel và Liban đã tổ chức các cuộc đàm phán về phân định biên giới trên biển nhằm giúp khai thác các tài nguyên biển giữa Liban và Israel dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Mỹ.
Các cuộc đàm phán tập trung vào khu vực biển tranh chấp có diện tích lên đến 860 km2 theo bản đồ của Liên hợp quốc năm 2011. Tuy nhiên, chuyên gia năng lượng Liban, bà Laury Haytayan cho biết nước này yêu cầu thêm một khu vực rộng 1.430 km2 về phía Nam.
Theo bà Haytayan, phần bổ sung này kéo dài đến khu vực mỏ khí đốt Karish mà phía Israel đã giao cho Công ty Energean của Hy Lạp khai thác. Trong khi đó, một nguồn thạo tin phía Israel cho biết Israel yêu cầu đường biên giới trên biển của nước này phải dịch xa hơn về phía Bắc, nằm sâu trong vùng biển mà Liban tuyên bố chủ quyền.
Trong bối cảnh Liban đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, quốc gia này kỳ vọng sẽ đạt được các bước tiến trong các cuộc đàm phá n với Israel về phân định biên giới trên biển, tạo điều kiện khai tự khai thác tài nguyên trên vùng lãnh hải của mình hoặc hợp tác vì lợi ích chung. Điều này có thể giúp Liban chi trả cho khoản nợ công lên tới 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Vòng quanh thế giới với những cách đón năm mới độc đáo Ở mỗi quốc gia trên thế giới, phong tục đón giao thừa chào năm mới đều mang những màu sắc và nét độc đáo, thú vị riêng. Tuy nhiên năm nay do đại dịch COVID-19, nên người dân trên thế giới hạn chế các hoạt động tụ tập ngoài trời mà đón năm mới tại nhà. Nhưng dù thế nào thì tựu chung...