IS dọa chặt đầu 2 con tin người Nhật
Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) dọa chặt đầu 2 con tin người Nhật nếu không nhận được 200 triệu USD tiền chuộc trong vòng 72 giờ tới, theo AP ngày 20.1.
IS đòi 200 triệu USD tiền chuộc cho 2 con tin người Nhật – Ảnh chụp màn hình từ Youtube
Đoạn video phát tán trên mạng internet hôm 20.1, được cho là từ al-Furgan, một cơ quan truyền thông của IS. AP dẫn lời cơ quan chống khủng bố thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đang tiến hành thẩm tra tính xác thực của đoạn ghi hình.
Danh tính của 2 con tin được xác định là nhà báo Kenji Goto Jogo hoạt động tại Syria và Haruna Yukawa, giám đốc một công ty quân sự tư nhân, bị IS bắt cóc hồi tháng 8.2014, theo USA Today.
Video đang HOT
Phần tử IS nói tiếng Anh cáo buộc 2 người Nhật trên đã hỗ trợ quân đội phương Tây chống lại Nhà nước Hồi giáo: “Các người tự nguyện ủng hộ 100 triệu USD để giết hại nhiều phụ nữ và trẻ em của chúng tôi, hủy diệt gia đình của những người Hồi giáo”, đồng thời đòi 200 triệu USD tiền chuộc trong vòng 72 giờ tới, nếu không sẽ chặt đầu các con tin, theo AP.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Vì sao người Nhật vội vã tích trữ giấy vệ sinh
Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang ra sức kêu gọi dân chúng tích trữ giấy vệ sinh như một phần của ngày ngăn chặn thảm họa. Song, tại sao lại tích giấy vệ sinh?
Theo Reuters, người dân Nhật, nổi tiếng là thận trọng, được khuyên tích trữ giấy vệ sinh nhằm đảm bảo sẽ không bị bắt gặp trong cảnh chưa kịp kéo quần khi trận động đất lần tới tấn công thành phố.
Ngoài ra, dân chúng còn được khuyên tích trữ các món hàng thiết yếu khác như nước uống và thực phẩm.
Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang hợp lực đằng sau khẩu hiệu tuyên truyền "Chúng ta hãy tích trữ giấy vệ sinh" như một phần của Ngày ngăn chặn thảm họa tại nước này, quốc gia vốn thường xuyên hứng chịu các trận động đất.
"Sau khi cạn giấy vệ sinh, mọi người bắt đầu dùng khăn giấy và như vậy sẽ gây kẹt toilet", ông Toshiyuki Hashimoto, một quan chức phụ trách các sản phẩm về giấy cho biết.
Có điều đáng nói là, 41% số giấy vệ sinh của Nhật được sản xuất tại những vùng hay phải hứng chịu động đất nhất tại nước này, như Shizouka ở miền trung Nhật, nơi có hơn 80% sẽ hứng chịu một trận động đất lớn ở ngoài khơi trong 30 năm tới.
Dựa trên những gì xảy ra sau sóng thần 2011, làm hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn người mất nhà và gây thiệt hại 36,4 tỷ USD, thiếu hụt giấy vệ sinh cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Quảng cáo tích trữ giấy vệ sinh từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng dầu năm 1973, khi một cụ bà 83 tuổi bị gẫy chân trong khi giành giật các cuộc giấy vệ sinh với những người khác.
Giấy vệ sinh đã mau chóng được liệt vào danh sách những vật cần có trong trường hợp khẩn cấp cùng với thực phẩm, nước uống, bộ sơ cứu vết thương và toilet xách tay theo Kế hoạch quản lý khủng hoảng cơ bản của chính phủ Nhật.
"Cùng với thực phẩm, giấy vệ sinh là những món hàng đầu tiên biến mất khỏi các kệ siêu thị trong thời kỳ xảy ra thảm họa, ngay cả ở những vùng ngoài phạm vi bị thảm họa", ông Hashimoto cho biết.
Nhật luôn coi trọng việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thảm họa, đặc biệt là kể từ vụ động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011. Ngoài ra, lời khuyên tích trữ giấy vệ sinh được cho là không có đáng ngạc nhiên tại Nhật vì truyền thống lâu đời trong việc sử dụng giấy vệ sinh ở quốc gia này.
Theo Vietnamnet
Nghị sỹ Nhật muốn "ngoại giao đấu vật" với Triều Tiên Một nghị sỹ Nhật từng là võ sỹ đấu vật đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện thể thao đặc biệt tại Bình Nhưỡng, với ý định dùng "ngoại giao thể thao" để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước. Ông Kanji "Antonio" Inoki Trước đây, ông Kanji "Antonio" Inoki từng giúp giải thoát các con tin người Nhật tại Iraq...