IS đã có ứng dụng nhắn tin riêng trên Android
Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã tự phát triển phần mềm trao đổi trên smartphone nhằm che giấu hoạt động, thay cho các ứng dụng phổ biến.
Trong những tháng gần đây, IS tin chọn Telegram là kênh liên lạc cũng như tuyển mộ thành viên nhờ khả năng mã hóa dữ liệu. Tính đến tháng 10/2015, kênh chính thức của IS trên Telegram đã có 9.000 người theo dõi trong chưa đầy một tuần. Dịch vụ nhắn tin này đã đóng cửa 78 kênh của IS trên 12 ngôn ngữ.
IS được cho là xây dựng ứng dụng nhắn tin riêng, có khả năng mã hóa thông tin.Ảnh minh họa.
Sau khi bị “đánh” trên các phương tiện truyền tông công cộng, bao gồm cả Twitter và Telegram, IS đã chuyển hoạt động từ Telegram về ứng dụng riêng tự xây dựng, để lẩn tránh sự theo dõi của cơ quan an ninh và hacker. Theo Đội An ninh ma (Ghost Security Group), ứng dụng của IS có tên Alrawi.apk và dù còn thô sơ so với Telegram nhưng đã có tính năng mã hóa.
Video đang HOT
Twitter và Telegram vẫn được dùng để truyền tải hình ảnh, video về công việc của IS. Nhưng với các nội dung quan trọng, triển khai và bàn bạc kế hoạch, những kẻ khủng bố sử dụng phần mềm Alrawi hoặc gặp mặt trực tiếp.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng được cho là đang đẩy mạnh hoạt động khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới. Nhóm bị nghi đứng sau các vụ tấn công tự sát ở Indonesia làm rung chuyển thủ đô Jakarta vào ngày 14/1 và có thể mở rộng ảnh hưởng sang Philippines.
Bảo Anh
Theo VNE
Thành viên IS dùng iPhone để nhắn tin nội bộ
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo chọn iMessage của Apple để liên lạc vì dịch vụ này được mã hóa cao, tránh sự theo dõi của cơ quan tình báo hay tin tặc.
Nhóm khủng bố IS cho thấy chúng không phải là những "tay mơ" trên Internet khi có riêng hướng dẫn an ninh mạng dài 34 trang. Để chống lại sự theo dõi từ cơ quan an ninh hay hacker, Nhà nước Hồi giáo khuyến cáo thành viên của mình sử dụng một số dịch vụ nhất định, trong đó có tin nhắn iMessage của Apple.
IS khuyên các thành viên dùng iMessage để trao đổi thông tin nhằm tránh sự theo dõi.
Lý do mà trình nhắn tin tức thì dành riêng cho các thiết bị iOS hay máy tính Mac được IS tin tưởng là bởi nó có khả năng bảo mật cao. Theo Ibtimes, Apple từng bất tuân cơ quan luật pháp Mỹ sau khi nhận lệnh của tòa án phải bàn giao các nội dung trao đổi giữa những chiếc iPhone liên quan đến một cuộc điều tra ma túy và vũ khí.
Bộ Tư pháp Mỹ muốn đọc toàn bộ thông tin này, song hệ thống mã hóa của Apple đã khiến iMessage trở nên "bất khả xâm phạm". Apple nhấn mạnh rằng họ không thể làm gì khác để hỗ trợ cơ quan an ninh, bất chấp những đe dọa về pháp lý.
Hệ thống mã hóa đầu cuối "end-to-end" của Apple được giới thiệu nhằm tăng cường khả năng riêng tư cho người dùng và được đánh giá là một trong những dịch vụ bảo mật hàng đầu. Từng xuất hiện thông tin chính phủ, tình báo hay các cơ quan an ninh có thể xâm nhập vào iMessage, tuy nhiên Apple đã lên tiếng phủ nhận điều này.
Apple giải thích cơ chế bảo mật khi liên lạc qua iMessage.
Công ty công nghệ Mỹ đưa ra giải tích chi tiết cách thức mã hóa dịch vụ nhắn tin của họ. Chỉ có người dùng sở hữu chìa khóa riêng tư (Private Key) mới có thể giải mã, đồng thời Apple tái khẳng định ngay cả hãng và bất kỳ ai cũng không thể tùy ý đọc thông tin trao đổi qua iMessage.
iMessage bảo mật cũng làm nổ ra cuộc tranh luận rằng việc mã hóa như thế sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra và bắt giữ tội phạm. Gần đây, Nhà nước Hồi giáo đã khuyến cáo thành viên của mình dùng iMessage thay cho những chương trình nhắn tin khác.
Đình Nam
Theo VNE
Tại sao IS chọn Telegram làm kênh phát ngôn chính thức? Khi những kẻ khủng bố muốn che giấu hành tung của mình trên mạng Internet, Telegram được xem là ứng dụng nhắn tin an toàn nhất. Cái tên Telegram được nhắc đến nhiều trong thời gian qua như một kênh phát ngôn chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Đây là nơi IS đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ...