IS đã “ăn cướp” 50 triệu thùng dầu ở Syria
Báo Nga Sputnik cho biết nhóm khủng bố IS đã chiếm được phần lớn các mỏ dầu ở Syria gồm các thành phố Raqqah, Homs, Al-Hasakah, Deir ez-Zor.
Hãng thông tấn quốc tế Nga RIA Novosti dẫn lời nguồn tin báo chí Syria cho biết: “Kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra đến nay, ít nhất 48 triệu thùng dầu đã bị IS ăn cướp từ các mỏ dầu trong nước”,
Theo Bộ Năng lượng Syria, cuộc nội chiến khiến nước này thiệt hại hơn 46 tỉ USD doanh thu từ dầu mỏ.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, IS kiếm được mỗi năm khoảng 2 tỉ USD từ việc bán dầu mỏ trong các vùng lãnh thổ chúng kiểm soát. Số tiền kiếm được chúng dùng cho các hoạt động khủng bố toàn cầu và mua sắm vũ khí mới.
Video đang HOT
Sau vụ máy bay Nga bị bắn hạ hôm 24.11 vừa qua, Moscow đã đưa ra các bằng chứng cho thấy dầu lậu của IS được trung chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi bán ra thị trường chợ đen thế giới. Tổng thống Putin cũng khẳng định Tổng thống Erdogan và gia đình ông có dính líu trực tiếp tới đường dây buôn bán dầu lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở chiều hướng ngược lại, Tổng thống Erdogan khẳng định sẽ từ chức nếu những bằng chứng đưa ra là có cơ sở. Con trai ông Erdogan là Bilal Erdogan cũng tuyên bố “IS là một nỗi hổ thẹn của người Hồi giáo” và khẳng định không bao giờ có chuyện dính líu tới Thổ Nhĩ Kỳ. Bilal Erdogan đang sở hữu một công ty vận tải đường biển lớn ở Istanbul.
Iran, Iraq cũng đưa ra các cáo buộc về chuyện làm ăn phi pháp của Ankara với khủng bố. Mọi tuyên bố mà 2 quốc gia này đưa ra đều bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận liên quan.
Mối quan hệ giữa Nga – Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ- Iraq đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết sau vụ máy bay ném bom chiến lược Su-24 Nga bị bắn rơi và Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên dồn quân tới tỉnh biên giới Iraq mà không được sự cho phép của quốc gia này.
Theo danviet
Mỹ tiết lộ cuộc chiến tài chính chống IS
Mới đây, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cung cấp chi tiết về nhiều nỗ lực quy mô lớn nhằm ngăn chặn dòng tiền bơm cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) mà Mỹ thực hiện trong thời gian qua.
Các cuộc đánh bom của Mỹ dần khiến IS phải lọc dầu thô từ các hố đơn giản như thế này - Ảnh: AFP
Theo CNN, đánh bom IS là không đủ, và Mỹ đang nhắm vào dòng tiền của tổ chức khủng bố. Thứ trưởng Tài chính Mỹ Adam Szubin mới đây mô tả cách Mỹ và các nước khác đang làm để ngăn chặn nguồn tài chính của IS.
Ban đầu, Mỹ làm việc với chính phủ Iraq để đóng cửa 90 ngân hàng hoạt động trong lãnh thổ do IS kiểm soát. IS kiểm soát các ngân hàng này khi tung hoành Iraq và Syria, kiếm thêm 1 tỉ USD chỉ trong năm 2014. Ông Szubin cho hay các ngân hàng trên vẫn hiện hữu, song nó không còn hiện diện trong hệ thống tài chính quốc tế. Điều này làm hỏng nhiều nỗ lực mua thiết bị truyền thông và sản xuất dầu quan trọng của IS.
Washington đã áp dụng biện pháp trừng phạt lên 30 lãnh đạo và nhà tài chính cao cấp có liên hệ với nhóm khủng bố, cắt đứt nối kết của IS với các kênh tài chính quốc tế. Mỹ cũng đang cố gắng thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tạm đóng cửa vùng biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, khiến IS khó thực hiện giao dịch xuyên biên giới.
Kế hoạch chặn nguồn tài chính của IS được Mỹ công bố sau khi quân đội nước này xác nhận Bộ trưởng Tài chính IS Abu Saleh cùng hai cộng sự đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích sáng 10.12.
Đến nay, Nhà nước Hồi giáo là tổ chức khủng bố giàu nhất hành tinh. Ngoài 1 tỉ USD kiếm được từ cướp ngân hàng, IS còn tạo ra thêm 1 tỉ USD trong năm 2014 thông qua các hoạt động liên quan đến dầu mỏ, đánh thuế, bắt cóc và nhiều việc khác. Một khoản tiền khổng lồ của IS đến từ việc áp thuế lên 8 triệu người dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ chúng kiểm soát.
Bộ Tài chính Mỹ đang làm việc với liên minh gồm 30 quốc gia và tổ chức tài chính để phá vỡ nguồn tài chính của IS. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew sẽ tổ chức hội nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, bàn về kế hoạch chặn nguồn tài chính của IS. Đây là hội nghị Hội đồng Bảo an đầu tiên được dẫn dắt bởi các bộ trưởng tài chính.
Về phần các cuộc không kích, hiện nay đã và đang có các nước như Mỹ, Úc, Bahrain, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Jordan, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh... tham gia các cuộc không kích nhắm mục tiêu cơ sở sản xuất dầu của IS. Mỹ tiến hành 78% trong tổng số 8.573 đợt không kích, theo hồ sơ của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tổng thống Syria tuyên bố không đàm phán với các nhóm vũ trang Tổng thống Syria, Bashar al-Assad tuyên bố sẽ không đàm phán cùng các nhóm vũ trang. Hành động này được cho là có thể làm sụp đổ kế hoạch đàm phán hoà bình mà Nga và Mỹ dự kiến tiến hành vào tháng tới. Tổng thống Syria, Bashar al-Assad bác bỏ mọi cuộc đàm phán với các nhóm vũ trang Syria trừ khi...