IS có vũ khí Mỹ: Tên lửa TOW được bán công khai
Theo nhật báo The New York Times, trong hàng lạt vũ khí đang được giao bán công khai trên mạng xã hội có cả tên lửa TOW và Stinger của Mỹ.
Thông tin này được dẫn trong bản báo cáo của Hãng tư vấn về vũ khí Armament Research Services (ARES) cho biết, không khó để nhận ra các chợ vũ khí trực tuyến xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực nơi tổ chức khủng bố IS có sự hiện diện mạnh mẽ; Syria, Iraq… là những địa danh quen thuộc trên mặt báo.
Báo cáo của ARES từng ghi nhận 97 vụ mua bán tên lửa, súng máy, súng phóng lựu, súng phá hủy thiết bị quân sự (AMR)… được tiến hành bởi các nhóm Facebook của người Libya từ tháng 9/2014. Năm 2015, ARES cho biết họ phát hiện một quảng cáo rao bán tên lửa phòng không vác vai Stinger trên Facebook.
Các tay lái buôn người Libya cho biết họ sở hữu hai khẩu Stinger hoàn chỉnh đi kèm hai quả tên lửa. Stinger khó bắn trúng chiến đấu cơ nhưng là vũ khí nguy hiểm đối với trực thăng và máy bay thương mại. Rất nhiều đơn vị vũ khí này đã vuột khỏi sự kiểm soát của Nhà nước Libya vào năm 2011 khi các nhóm nổi dậy và hôi của càn quét các kho vũ khí.
Tên lửa chống tăng TOW được giao bán.
Và đây chính là lý do khiến tổ chức IS đang sở hữu kho vũ khí đa quốc gia cực mạnh. Thực tế này khiến Mỹ từng thừa nhận rất khó để có thể đánh bại IS bằng vũ khí, tạp chí The Times dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.
Ngoài ra, việc có thể dễ dàng mua bán nhiều loại vũ khí cũng được coi là nguồn cung vũ khí cho tổ chức khủng bố IS. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) việc kiểm soát không chặt chẽ từ vài thập kỷ nay, vũ khí do FN Herstal (một công ty sản xuất vũ khí có trụ sở ở Liege, Bỉ) đã lọt vào tay của tổ chức IS.
Video đang HOT
Bản báo cáo với tiêu đề “Hàng tồn kho còn đầy – Trang bị vũ khí cho IS”, Tổ chức Ân xá quốc tế đưa ra danh sách các vũ khí được các chiến binh IS sử dụng. Theo báo cáo này, các vũ khí này phần lớn nằm trong kho quân sự ở Iraq, được thiết kế và sản xuất tại trên 20 nước trong đó có Bỉ, Nga, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Âu.
Nhiều nhất trong số đó là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tầm ngắn (SATCP), tên lửa chống tăng và xe bọc thép, súng trường nhứ AK của Nga, M16, xe thiết giáp Bushmaster của Mỹ cùng các loại vũ khí tự động khác do FN Herstal sản xuất đều nằm trong kho vũ khí của IS.
Ngoài ra, tờ New York Times còn cho rằng, chính sự yếu kém và thiếu trách nhiệm của Quân đội Syria đang tặng cho IS nhiều vũ khí chiến lược. Cụ thể, khi rút lui, quân đội chính phủ Syria thường xuyên bỏ lại vũ khí còn hoạt động rất tốt.
Ông James Bevan, Giám đốc nhóm Nghiên cứu Xung đột Vũ trang tại Trung Đông cho biết, các chiến binh IS đã chứng minh chúng rất khôn khéo trong việc tìm cách gia tăng vũ khí khi mở rộng khu vực kiểm soát. Theo các nhà phân tích và các đối thủ của phiến quân Hồi giáo, IS lấy vũ khí từ các nhóm chống chính phủ Syria đã gia nhập hàng ngũ tổ chức này.
“Khi chống lại quân đội Syria, IS sẽ chọn chiến đấu tại một trận đánh và một mặt trận cụ thể, họ chỉ tham chiến khi nào có nguồn lợi hấp dẫn, ví dụ như có cơ hội chiếm dụng nhà kho”, Fouad al-Ghuraibi, chỉ huy lực lượng Lữ đoàn Kafr Owaid’s Martyrs ở bắc Syria, cho biết.
Ông Ghuraibi cũng nói thêm sau khi các chiến binh IS chiếm giữ một căn cứ không quân của Syria gần Hama vào năm ngoái, họ cần một đội xe tải hạng nặng để di chuyển số lượng vũ khí và đạn dược đoạt được. Không chỉ có vậy, IS còn tịch thu vũ khí từ các tù binh, và thậm chí còn mua chuộc và giao dịch với chính các thành viên của lực lượng an ninh tại Syria và Iraq.
Ngoài ra, James Carafano, phó nhóm Nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và Đối ngoại, tổ chức Heritage tại Mỹ, cho biết IS có thể đã thâm nhập vào các căn cứ của Iraq ở Mosul để tiếp cận với vũ khí hiện đại của Mỹ. “Họ dường như đã lấy đủ số vũ khí từ Mỹ của quân đội Iraq ở Mosul để tăng cường lực lượng trong một thời gian dài”, ông Carafano nói.
Theo Peter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, không có bằng chứng cho thấy IS được một nhà nước cung cấp vũ khí trực tiếp.
Tuy nhiên, nguồn thu dồi dào từ dầu khí và các nguồn khác có thể giúp nhóm này trực tiếp mua vũ khí từ các công ty và các đại lý muốn kiếm lợi từ xung đột tại Trung Đông.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ không xin lỗi Nhật vụ ném bom nguyên tử Hiroshima
Ngoại trưởng Mỹ cho biết, việc ông đặt hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima "không phải chuyến đi quay lại quá khứ".
AP đưa tin, một quan chức ngoại giao Mỹ ngày 10/4 cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ không xin lỗi về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima khi có mặt ở Nhật Bản dự hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Quang cảnh công viên Tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima. (Ảnh: AP)
Vị quan chức giấu tên này cho biết, sẽ không có lời xin lỗi nào được đưa ra khi ông Kerry cùng với Ngoại trưởng các nước khác tới thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima và Bảo tàng thành phố, nơi lưu giữ tên tuổi của 140.000 nạn nhân thiệt mạng vì bom nguyên tử của Mỹ trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II cách đây hơn 70 năm.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới thành phố từng bị Washington ném bom nguyên tử. Nhân dịp này, ông Kerry sẽ đặt hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân ở Hiroshima và dự kiến có bài phát biểu chia sẻ nỗi đau với những người phải gánh chịu hậu quả của bom nguyên tử; đồng thời kêu gọi thúc đẩy tầm nhìn về một thế giới phi hạt nhân.
Ngay trước khi tham dự sự kiện này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi đó là "một khoảnh khắc mà tôi hy vọng sẽ nhấn mạnh với thế giới về tầm quan trọng của hòa bình, ý nghĩa của sự hợp tác giữa các đồng minh vì một thế giới an toàn hơn. Và cuối cùng, chúng tôi hy vọng có thể cứu nhân loại khỏi mối nguy từ vũ khí hủy diệt hàng loạt".
AP dẫn lời ông Kerry nói với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida - một người gốc Hiroshima: "Chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra và tưởng nhớ những người đã thiệt mạng. Chuyến đi này không phải quay về quá khứ. Đó là hiện tại và tương lai, là sức mạnh mối quan hệ mà chúng ta xây dựng, tình hữu nghị mà chúng ta chia sẻ, là sức mạnh của liên minh Mỹ - Nhật và những lời nhắc nhở mạnh mẽ về sứ mệnh mà chúng ta phải làm vì hòa bình cho người dân trên toàn thế giới".
Mặc dù khi mới trở thành Tổng thống Mỹ, ông Obama từng tuyên bố rằng, ông cảm thấy rất "vinh dự" nếu được tới thăm Hiroshima. Tuy nhiên, cho đến nay. Tổng thống Barack Obama vẫn chưa quyết định có đến thăm khu tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima hay không, khi ông tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo G7 sắp tới ở Nhật Bản.
Cho đến nay, vẫn chưa có một Tổng thống đương nhiệm của Mỹ nào tới thăm Hiroshima và cũng phải sau 65 sau sự kiện đau lòng ở thành phố này, một Đại sứ Mỹ mới tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử được tổ chức hàng năm ở đây.
Liên quan đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Hiroshima, các quan chức Mỹ cho biết, phía Nhật Bản không tìm kiếm một lời xin lỗi từ ông Kerry. Phía Mỹ cũng cho rằng, không bên nào được khơi dậy những nghi ngờ hoặc đổ lỗi cho nhau về những sự kiện trong cuộc chiến./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Nga và Iran tham gia đàm phán về cuộc xung đột Nagorno-Karabakh Trong bối cảnh Azerbaijan và Armenia cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Nga và Iran hôm nay đã có cuộc gặp với người đồng cấp Azerbaijan tại Thủ đô Baku. Cùng ngày, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tới Thủ đô Yerevan của Armenia. Cũng trong ngày 7-4, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn

Màn tranh luận nảy lửa giữa hai ứng viên tổng thống Hàn Quốc

Kinh tế Trung Quốc vẫn vững trước bão thuế quan, sản xuất công nghiệp tăng vượt dự báo

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
Có thể bạn quan tâm

Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
Thế giới số
14:37:15 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
Sao việt
14:03:40 19/05/2025