IS có kho vũ khí đủ chiến đấu 2 năm
Kho vũ khí hiện tại của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đủ để chiến đấu đến 2 năm nữa tại Syria và Iraq, The Guardian dẫn báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay 19.11.
IS “khoe” vũ khí trong cuộc diễu binh thị uy trên đường phố – Ảnh: Reuters
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, IS sở hữu nhiều vũ khí hạng nhẹ, đạn dược cùng các phương tiện chiến tranh khác đủ đến chiến đấu trong 2 năm ở Iraq và Syria.
Kho vũ khí của IS khá lớn, được thiết kế có độ bền, tính di động cao và được bảo vệ để nhằm hạn chế sự tấn công của các máy bay tầm thấp. Ngay cả khi các chiến dịch ném bom của Mỹ đang diễn ra “cũng không thể giảm thiểu khối lượng lớn vũ khí mà IS sở hữu”, báo cáo nêu.
Kho vũ khí bao gồm xe tăng T-55 and T-72, máy bay, thậm chí cả tên lửa tầm ngắn đất đối không, tên lửa vác vai có được do đánh cắp từ quân đội Iraq (do Mỹ viện trợ, phần lớn chúng đều chưa qua sử dụng) và cả của quân đội Syria.
Liên Hợp Quốc cho rằng không loại trừ khả năng IS sẽ sản xuất vũ khí hóa học và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đó, vào tháng 10, đã có báo cáo về các trường hợp da bị phồng rộp, bỏng rát mắt và khó thở sau vụ nổ bom do IS gây ra ở thị trấn Kobani.
Video đang HOT
IS sở hữu cả chiến đấu cơ chiếm được của quân đội Syria – Ảnh chụp màn hình
Liên Hợp Quốc đề nghị tăng các biện pháp ngăn chặn viện trợ tiền và vũ khí từ bên ngoài cho IS bằng việc cấm các chuyến bay bắt nguồn từ khu vực IS đang chiếm giữ và các chuyến bay chiều ngược lại.
Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi các nước có biên giới giáp với khu vực IS chiếm đóng tăng cường kiểm soát các xe tải chở dầu ra vào, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu dầu ra thị trường đen của IS để thu lợi và lấy tiền phục vụ chiến tranh.
Liên quân do Mỹ đứng đầu đã trút trên 2.400 quả bom, tên lửa xuống các mục tiêu được cho của IS ở Iraq và Syria, tuy nhiên vẫn chưa đẩy lùi được lực lượng này. Vừa qua, Mỹ quyết định tăng gấp đôi lính ở Iraq để huấn luyện cho lực lượng Iraq đủ sức đẩy lùi các cuộc tiến quân của IS.
Đan Đan
Theo Thanhnien
Lãnh đạo Nhật-Trung lần đầu gặp thượng đỉnh sau 2 năm lạnh nhạt
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên trong tuần tới, bên lề hội nghị APEC 2014, báo giới Nhật đưa tin.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe có thể sẽ sớm gặp gỡ tại Bắc Kinh
Thông tin được kênh truyền hình quốc gia NHK của Nhật đăng tải. Theo đó các bên "đã đồng ý thu xếp một cuộc họp thượng đỉnh trong tuần tới" tại Bắc Kinh, bền lề Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tương tự, kênh truyền hình Fuji cũng đăng tải bản tin với nội dung: "Hiện tại chúng tôi đã có chung nhận thức hướng tới một cuộc họp thượng đỉnh, và chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện những sắp xếp chắc chắn cho nó", một nguồn tin trong chính phủ Nhật tiết lộ.
Trước đó, xuất hiện trong một chương trình thời sự tối thứ Sáu, ông Abe tỏ ra thận trọng, khi chỉ nói rằng hai nước đang phối hợp để tổ chức một cuộc họp cấp cao. Ông cho biết thêm rằng Tokyo sẽ nêu ý tưởng về một cơ chế liên lạc hàng hải đối với các hòn đảo có tranh chấp trên biển Hoa Đông "nếu cuộc họp thượng đỉnh diễn ra".
"Đáng tiếc là cho tới thời điểm này cánh cửa đó vẫn còn đóng", ông Abe nói, nhưng "chúng tôi đã tạo lập một môi trường tích cực để mở cánh cửa đó".
Tokyo từ lâu đã thúc đẩy để một cuộc họp thượng đỉnh được diễn ra, nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối, do hai bên không chỉ bất đồng về chủ quyền lãnh thổ mà còn có những khác biệt về quá khứ trong Thế chiến II.
Cùng dịu giọng quanh vấn đề tranh chấp biển đảo
Để tiến hành cuộc gặp này, Trung Quốc, vốn vẫn khắc họa ông Abe nhưng một người theo chủ nghĩa xét lại lịch sử nguy hiểm, được cho là đã yêu cầu vị thủ tướng Nhật thề sẽ không lặp lại các chuyến thăm đền chiến tranh tại Tokyo. Ngôi đền thờ những binh sỹ Nhật tử trận trong chiến tranh, bao gồm cả một số tội phạm chiến tranh.
Bắc Kinh thời gian qua yêu cầu Tokyo thừa nhận có tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật kiểm soát. Đến nay Tokyo vẫn bác bỏ yêu cầu này, tuy nhiên những tuyên bố có lời lẽ tương tự được cả hai bên đưa ra trong ngày thứ Sáu cho thấy đã có những nhượng bộ nào đó đối với tranh chấp quanh quần đảo này.
"Hai bên thừa nhận rằng những khác biệt về lập trường vẫn tồn tại giữa hai bên liên quan tới những căng thẳng phát sinh trong những năm gần đây, quanh quần đảo Điếu Ngư và một số vùng nước tại biển Hoa Đông", một tuyên bố bằng tiếng Anh của giới chức Trung Quốc viết.
Thông báo cũng khẳng định hai bên "đồng ý ngăn chặn tình hình trở nên xấu đi thông qua đối thoại và tham vấn, và thiết lập các cơ chế ứng phó khủng hoảng để tránh những tình huống bất ngờ".
Thanh Tùng
Theo AFP
Hai năm chông gai phía trước của Obama Việc đảng Cộng hòa chiếm lưỡng viện khiến con đường phía trước của Tổng thống Mỹ Obama trải đầy chông gai, nhưng nhiều người vẫn hy vọng ông sẽ kiên trì tới cùng với những ưu tiên của mình, bất chấp sự lực cản có thể đến từ quốc hội. Ông Obama họp báo tại phòng phía Đông của Nhà Trắng sau khi...