Ireland trở thành quốc gia EU đầu tiên tái áp đặt lệnh phong tỏa
Nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm đối phó với tình hình phức tạp của làn sóng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thứ hai tại lục địa này.
Mới đây nhất Ireland đã trở thành quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên tái áp đặt lệnh phong tỏa.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Dublin, Ireland. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 19/10, Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho biết nước này sẽ quay trở lại tình trạng phong tỏa sau khi ban hành lệnh “ở nhà” trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, các trường học và cơ sở giáo dục vẫn được phép mở cửa.
Các biện pháp mới – sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 6 tuần, kể từ 23h GMT ngày 21/10 (tức 6h ngày 22/10 theo giờ Việt Nam) – yêu cầu đóng cửa toàn bộ các cơ sở kinh doanh bán lẻ không thiết yếu, trong khi các nhà hàng và quán bar cũng chỉ được phép kinh doanh dịch vụ mang đồ ăn/uống về nhà.
Ông Martin cho biết biện pháp mới chỉ cho phép những người lao động trong lĩnh vực thiết yếu đi làm và người dân tập thể dục trong bán kính 5 km xung quanh nơi ở, trong khi đó giao thông công cộng chỉ được hoạt động với 25% công suất để phục vụ nhóm người lao động trên. Thủ tướng Martin cũng cảnh báo những người vi phạm lệnh cấm sẽ bị phạt.
Video đang HOT
Các biện pháp mới còn gia hạn lệnh cấm đối với các sự kiện trong nhà và chuyến thăm giữa các gia đình, song hai gia đình được phép tụ tập ở ngoài trời như công viên.
Theo Thủ tướng Martin, việc tái áp đặt lệnh phong tỏa là cần thiết vào thời điểm này, và nếu cả nước cùng nỗ lực phòng chống dịch trong 6 tuần tới thì người dân Ireland có thể đón một Giáng sinh có ý nghĩa. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 20/10 (theo giờ Việt Nam), Ireland đã ghi nhận 50.993 ca mắc COVID-19 và 1.852 ca tử vong.
Hồi tháng 4, mỗi ngày nước này trung bình ghi nhận 77 ca tử vong do COVID-19 và tình hình đã khả quan hơn trong những tuần gần đây khi con số này đã giảm xuống 1 chữ số, riêng trong ngày 19/10 không ghi nhận ca tử vong nào. Tuy nhiên, tương tự như nhiều quốc gia khác, Ireland đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng với 1.031 ca trong ngày 19/10.
Bỉ, nơi tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng 100% hồi tuần trước, đã quyết định đóng cửa quán bar và nhà hàng trong 1 tháng, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Trong khi đó, từng là tâm điểm của sự bùng phát dịch COVID-19 tại châu Âu hồi tháng 3, Italy đã nhanh chóng ban hành những biện pháp hạn chế mới nhằm tránh tái diễn kịch bản cũ.
Theo đó, các nhà hàng, quán bar buộc phải đóng cửa sớm hơn, và các cơ quan, công ty đẩy mạnh hình thức làm việc từ xa. Chính phủ Ba Lan quyết định xây dựng một bệnh viện dã chiến tại sân vận động quốc gia nhằm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế vốn đang quá tải. Hơn một nửa Ba Lan bị xếp vào “vùng đỏ” COVID-19.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới tăng gấp 2 lần hồi tuần trước, Thụy Sĩ đã đưa ra một số biện pháp phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang tại những điểm công cộng trong nhà, hạn chế sự kiện tụ tập đông người. Bộ trưởng Y tế Thụy Sĩ Alain Berset nhận định làn sóng COVID-19 thứ hai đang hiện hữu, xảy ra sớm hơn với tốc độ lay lan nhanh hơn dự đoán, song nước này đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó.
Trước tình hình dịch COVID-19 tái diễn phức tạp tại châu Âu và Bắc Mỹ, chuyên gia hàng đầu về tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cho rằng các nước châu Âu và Bắc Mỹ cần học tập các quốc gia châu Á trong việc phòng chống dịch và thực hiện cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID-19.
Phát biểu trong một buổi họp báo, ông Ryan cho hay khu vực châu Âu đã ghi nhận 8.500 ca tử vong do COVID-19 trong tuần qua và hơn một nửa số quốc gia tại khu vực này ghi nhận số ca mắc mới tăng 90%. Trong khi đó, các nước như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhiều tháng qua đã ngăn đà lây lan của dịch bệnh thông qua việc phát hiện ca nhiễm mới, cách ly và truy vết những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19.
Ông Ryan chỉ rõ việc chính phủ những nước này duy trì các biện pháp phòng dịch đã làm gia tăng niềm tin của người dân. Đề cao tinh thần cảnh giác tại các nước châu Á, ông Ryan cho rằng “những nước này đã đến đích và vẫn tiếp tục chạy bởi họ hiểu rằng cuộc đua chưa kết thúc và vạch đích đó chỉ là giả”. Theo quan chức WHO, quá nhiều quốc gia đã đặt ra đích đến tưởng tượng và khi vượt qua nó thì giảm hành động. Các nước tại châu Á, Nam Á và Tây Thái Bình Dương đã thành công và vẫn tiếp tục các hoạt động chủ chốt.
Trước đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước duy trì cuộc chiến ngăn chặn virus SARS-CoV-2, vốn khiến hơn 40 triệu người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người. Ông nhấn mạnh virus này đã cho thấy một khi con người lơ là, nó có thể tăng trở lại với tốc độ lây lan nguy hiểm, đe dọa hệ thống y tế và bệnh viện của các nước.
Nga dọa đáp trả EU do lệnh trừng phạt về vụ Navalny
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cảnh báo Moskva sẽ đáp trả xứng đáng lệnh trừng phạt của châu Âu về vụ Navalny và có thể nhắm vào Đức, Pháp.
"Không nghi ngờ gì nữa, các biện pháp đáp trả tương ứng sẽ được thực hiện. Vì các lệnh trừng phạt được đưa ra mang tính cá nhân, nên phản ứng đáp trả cũng sẽ như vậy", Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho biết ngày 17/10.
Chizhov cảnh báo các biện pháp đáp trả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ song phương giữa Moskva với Berlin và Paris, thêm rằng Đức và Pháp chính là hai nước đứng sau các lệnh trừng phạt của EU.
Đại sứ Nga cho hay nước này có thể coi các lệnh trừng phạt mới từ châu Âu là "hành động đơn phương, trái pháp luật, giống như tất cả các lệnh trừng phạt trước đây". Ông nhấn mạnh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Alexei Navalny tại Moskva, Nga tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
EU hôm 15/10 đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 quan chức và một tổ chức khoa học Nga do cáo buộc liên quan đến vụ Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngay lập tức gọi động thái của EU là "bước đi không thân thiện có chủ đích" và gây tổn hại tới quan hệ với Nga. Peskov lấy làm tiếc về quyết định "khiến mối quan hệ giữa EU và Moskva bị đe dọa chỉ vì một người mà châu Âu tin là thủ lĩnh của một số hình thức đối lập", đề cập đến Navalny.
Navalny từng cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau việc ông đổ bệnh và phải sang Đức điều trị. Navalny khẳng định ông bị đầu độc, trong khi Nga cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Tổng thống Putin còn cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc" trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là "kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ".
EU không nhượng bộ Anh trong các vấn đề chính Ngày 13/10, các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo mặc dù thời gian để liên minh và Anh đạt thỏa thuận thương mại trong giai đoạn hậu Brexit không còn nhiều, nhưng Brussels sẽ không nhượng bộ London trong các vấn đề như quy định về cạnh tranh công bằng và quyền đánh bắt cá, vốn đang là những...