IREC 2018: ‘Rộng cửa’ cho bất động sản Việt bước ra thế giới
Ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội nghị Bất động sản quốc tế – IREC 2018 đã chính thức khai mạc và mở ra nhiều cơ hội kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Ông Daniel Kristenblink – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về bất động sản như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng… của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
“Hy vọng rằng, qua Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 cởi mở hôm nay, mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trên thế giới với Việt Nam sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nói riêng gia tăng đầu tư vào Việt Nam”, ông Sinh cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, ông Dan Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng khẳng định các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
“Câu chuyện hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thành phố thông minh và tầm quan trọng của bất động sản. Dựa trên hợp tác giữa 2 quốc gia, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng dựa trên hợp tác này, chúng ta có thể cùng tập trung phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam và kết nối với các thành phố thông minh trong khu vực Đông Nam Á”, đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Dan Kritenbrin: “Chúng ta cũng đã trao đổi và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cùng lãnh sự Hoa Kỳ đã đến các thành phố của Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. Để phát triển bất động sản, cần có sân chơi bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tôi tin rằng Việt Nam đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng và quốc tế nói chung có một điều kiện thuận lợi để hoạt động tại Việt Nam”.
Video đang HOT
Trao đổi bên lề hội nghị, ông Trần Đạo Đức – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CEO cũng cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế tại sự kiện IREC 2018. Với những chiến lược phát triển mạnh thương hiệu nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế tại các địa phương có tiềm năng du lịch, Tập đoàn CEO luôn tìm kiếm hợp tác tại các dự án sắp tới, mang đến những sản phẩm giá trị cao, tầm cỡ quốc tế”.
Ông Đức cho biết thêm, Tập đoàn CEO mang đến hội nghị các dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai tại các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam nhằm quảng bá và thu hút đầu tư. Đây là các dự án quy mô, hợp tác quản lý cùng đối tác hàng đầu thế giới Accor (Pháp), Best Western (Mỹ)… Việc hợp tác với các thương hiệu quản lý quốc tế sẽ là bước đệm quan trọng để BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam nắm bắt xu hướng và thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng như quảng bá du lịch Việt Nam.
Được biết, hiện tại, CEO đang triển khai các sản phẩm nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc tế tại các Tỉnh/Thành phố có tiềm năng về du lịch văn hoá và du lịch khám phá như Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cần Thơ, Quảng Bình. Trong đó, Sonasea Vân Đồn Harbor City và Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc là hai tổ hợp dự án nghỉ dưỡng tầm cỡ tọa lạc tại khu vực dự kiến trở thành đặc khu hành chính kinh tế của Việt Nam, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện và đi vào đón khách.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Gần 6 tỷ USD vốn ngoại đăng ký rót vào thị trường địa ốc Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã giải ngân được 11,25 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 8 tháng năm 2018, cả nước cũng có 1.918 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi 13,48 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017 và có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,58 tỷ USD, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Cung trong 8 tháng năm 2018, cả nước có 4.551 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gân 5,28 tỷ USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ 2017.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 10,72 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Ha Nôi thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 5,93 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hô Chi Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,42 ty USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư. Ba Ria - Vung Tau đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,17 ty USD chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.
Đối với lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Diễn đàn mua bán, sáp nhập Việt Nam (MAF), trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD, bằng 139% cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành bất động sản chiếm ưu thế với tỷ trọng 66,75%; tiếp theo là ngành tài chính ngân hàng (19,06%) và sản xuất công nghiệp (9%).
Cũng theo các nhà nghiên cứu MAF, trong đó hầu hết giao dịch trong lĩnh vực bất động sản hướng tới các dự án bất động sản ở khu vực thành thị lớn hoặc đô thị mới phát triển, nơi tập trung dân cư, các dự án nghỉ dưỡng, các khách sạn ở vị trí trung tâm. Nguồn vốn M&A đang đổ vào thị trường địa ốc Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tăng mạnh trong giai đoạn tới.
Trước đó, trong năm 2017, ngành bất động sản chỉ đứng thứ hai về tỷ trọng giá trị M&A, đạt 27%. Theo các chuyên gia của MAF, những ngành đang được quan tâm và M&A nhiều nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam.
Nhận định về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho rằng nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước theo chiều hướng tích cực và thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Đây là sự khởi đầu khá thuận lợi cho năm 2018 với những diễn biến đầy hứa hẹn trên mọi phân khúc bất động sản.
"Việt Nam là một thị trường mới nổi có mức tăng trưởng vượt bậc so với các nơi khác trong khu vực. Hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp", ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc Jones Lang LaShalle Việt Nam nhấn mạnh và cho biết thêm, mặc dù mức giá đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn thấp hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hạn chế cho vay bất động sản, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước đã buộc các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm các nguồn vốn khác, trong đó có M&A. Trong khi đó, dưới con mắt của các nhà đầu tư ngoại, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, mức sinh lợi cao khi so sánh với các thị trường trong khu vực.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 diễn ra mới đây, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital cho biết, thị trường 100 triệu dân của Việt Nam vẫn đang là thỏi nam châm hút dòng vốn ngoại vào đầu tư, trong đó thay vì xu hướng đầu tư trực tiếp, hiện đã xoay trục sang những thương vị M&A rót vốn cùng phát triển.
Về vấn đề này, bà Jiun Park, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến M&A toàn cầu - Kotra (Hàn Quốc) cho biết, nhiều công ty vừa và nhỏ Hàn Quốc đã bắt đầu muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực được quan tâm nhiều trong năm 2017 và năm 2018.
Với diễn biến hiện nay, theo dự báo từ giới chuyên môn, năm 2018 sẽ là một năm kỷ lục mới cho các giao dịch M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Hình thức đầu tư này ngày càng trở nên phổ biến, khi nó kết hợp được thế mạnh của cả hai bên nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm trong khi các doanh nghiệp địa phương sở hữu quỹ đất lớn và am hiểm về trình tự, thủ tục đầu tư...
Hơn nữa, chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ cũng sẽ tạo ra sức hút dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản một cách mạnh mẽ.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Bình Dương có thêm một dự án đất nền gia nhập thị trường Khu dân cư Thiên Phúc quy mô 2,3ha tọa lạc ngay thị xã Thuận An, Bình Dương do Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Cát Tường phát triển vừa chính thức ra mắt thị trường. Khu dân cư Thiên Phúc quy mô 2,3ha do Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Cát Tường phát triển. Dự án Tọa...