Iraq: Ngàn binh sĩ đào ngũ muốn quay lại chiến đấu vì Baghdad
Hôm 17/6, theo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), gần đây hàng loạt binh sĩ Iraq đã đào ngũ khi các chỉ huy của họ bỏ trốn. Tuy nhiên, những binh sĩ này đang quay trở lại Baghdad với một tinh thần chiến đấu rất cao.
Trong tuần gần đây, khi nhóm chiến binh thân Al-Qaeda đang rất manh động tại miền bắc Iraq thì nhiều người thuộc lực lượng an ninh nước này lại đang tìm cách bỏ trốn.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một số binh sĩ đang trú tại thành phố Erbil sau khi đào ngũ, cho biết, họ không hèn nhát hay thiếu kỉ luật mà buộc phải làm như vậy vì bị chỉ huy bỏ rơi. Họ chỉ có một lựa chọn, và đó là đầu hàng.
Một người lính đào ngũ có tên là Hussein nói: “Chúng tôi đã có tất cả mọi thứ, tất cả các thiết bị cần thiết, được huấn luyện tốt nhưng chúng tôi không có người cầm đầu, chỉ huy.
Những người lính tình nguyện đang tham gia huấn luyện tại Kerbala hôm 17/6.
Anh này cũng cho hay, lữ đoàn của anh, đóng quân ở một tỉnh thuộc miền bắc Iraq trong 9 năm qua, đã bị tan dã hoàn toàn vào tuần trước sau khi chủ tịch tỉnh và nhiều lãnh đạo hàng đầu của quân đội bất ngờ bỏ chạy.
Hussein nghi ngờ rằng những người này đã bị lực lượng nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) mua chuộc.
Còn một lính đào ngũ khác có tên Ahmed thì cho hay, khi nghe tin các chỉ huy của mình biến mất, anh đã không thể nào tin. Anh nói: “Chúng tôi đã cố gắng gọi họ để xác nhận. Nhưng chúng tôi không liên lạc được với họ”.
Trong gần bốn ngày, Ahmed và hàng trăm binh sĩ khác cố gắng chiến đấu với các tay súng và hy vọng Baghdad sẽ gửi tới chỉ huy mới hoặc tiếp viện nhưng không ai đến.
Cuối cùng, Ahmed nói rằng anh và đơn vị của mình chỉ còn cách lựa chọn: đầu hàng ISIL.
Gần một tuần sau khi nhóm chiến binh tấn công ào ạt ở miền bắc, quân đội Iraq đang tập hợp quân trở lại. Họ kêu gọi những người đào ngũ tới Baghdad để gia nhập lại hàng ngũ.
Video đang HOT
Hussein và Ahmed cho biết, họ chẳng muốn gì hơn là quay trở lại vị trí của mình. Họ đã hết tiền và bắt đầu cảm thấy tội lỗi vì đã đào ngũ.
Vào hôm 16/6, những người đào ngũ được hãng hàng không Iraq Airways cấp một vé máy bay một chiều miễn phí tới Baghdad.
Văn phòng Iraq Airways tại Erbil cho biết đã phát tới hơn 1000 vé cho những người đào ngủ và được biết chính phủ sẽ điều máy bay riêng để chở những người còn lại.
Ông Saad Maan, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Iraq khẳng định: “Tất cả mọi người, những người lính hoặc thậm chí cảnh sát đều có cơ hội tái gia nhập quân đội của chúng tôi”.
Ông Maan cho biết quân đội sẽ tập trung tại Baghdad trước khi triển khai tới Tikrit và Mosul.
Trong khi đó, theo Thời báo Hoàn cầu, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki lại truyền đi một thông điệp khác. Ông dọa rằng những người đào ngũ phải bị xử lý rõ ràng.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời ông Nouri cho hay: “Đối với những người đã không làm gì và những người đã bỏ vị trí của họ, chúng ta phải cho họ biết rằng không phải họ đã trốn thoát. Thành thật mà nói đây là cơ hội thoát khỏi những kẻ hèn nhát và yếu đuối. Đây là cơ hội cải thiện quân đội và thanh lọc những thành phần như vậy”.
Trong khi đó, theo Thời báo Hoàn cầu, một đại tá quân đội Iraq cho rằng: “Họ buộc phải chạy trốn. Chỉ huy của họ bỏ lại họ trong nguy hiểm, họ không có ai ra lệnh để chiến đấu”. Ông này còn cho rằng việc đào ngũ hàng loạt tại Mosul nên được xem là một vấn đề chính trị, chứ không phải là vấn đề quân sự hay chiến lược.
Trong khi đó, nhiều binh sĩ đào ngũ cho biết họ không có ý định đào ngũ một lần nữa.
Ghassan, một người lính cùng đơn vị của Ahmed nói: “Chúng tôi đã học được một bài học. Bây giờ chúng tôi đã hiểu kẻ thù của chúng tôi”.
Một người lính đào ngũ khác cũng tên Ahmed nói: “Tôi rất hạnh phúc và vui mừng khi đăng ký trở lại [Mosul]“.
Ahmed nói: “Những người thân của chúng tôi đang ở [Mosul]. Tôi muốn quay trở lại, cầm vũ khí để bảo vệ gia đình của tôi và đưa cuộc sống trở lại bình thường”.
Theo Infonet
TQ: Thế hệ "lính cậu" không có tinh thần chiến đấu
Chính sách một con hà khắc đã tạo ra thế hệ binh lính TQ yếu đuối và nhút nhát.
Chính sách một con hà khắc của Trung Quốc được áp dụng trong một thời gian dài đã tạo ra hàng triệu cậu ấm được coi như những "tiểu hoàng đế" trong gia đình bởi sự cưng chiều thái quá của bố mẹ và ông bà. Hậu quả nhãn tiền của chính sách này là các cậu ấm quen được nuông chiều có thể sẽ trở thành những người lính tệ hại trong quân đội Trung Quốc.
Theo giáo sư Liu Mingfu tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc, 70% binh lính hiện nay trong quân đội Trung Quốc là các "cậu ấm cô chiêu" trong các gia đình con một, và tỉ lệ quá lớn này đang khiến các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đau đầu.
Tờ Study Times của Trung Quốc cũng đã từng cảnh báo: "Những binh lính thuộc thế hệ con một chỉ là những kẻ nhút nhát không hề có tinh thần chiến đấu."
Những người "lính cậu" quen được nuông chiều sẽ không có tinh thần chiến đấu
Các chuyên gia quốc phòng đang quan ngại rằng sức mạnh thực chất của quân đội ngày càng được đầu tư mạnh tay của Trung Quốc yếu ớt hơn vẻ bề ngoài của nó rất nhiều. Điều dễ nhận thấy nhất là trong hơn 30 năm qua, binh sĩ Trung Quốc chưa hề trải qua trận thực chiến nào, và các sĩ quan dành tới 40% thời gian để "học tập chính trị".
Ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự ở Macau nói: "Theo kỷ luật nghiêm khắc của quân đội Trung Quốc, những kẻ hèn nhát bỏ chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Ngay cả khi những người lính con một này không sợ phải chiến đấu, ai sẽ chăm sóc cho gia đình họ nếu họ chết hoặc bị thương trong chiến trận?"
Hồi thập niên 1980, người Trung Quốc tin tưởng rằng những thanh niên thuộc thế hệ con một sẽ là niềm hy vọng cho quân đội nước này. Họ cho rằng những thanh niên "chất lượng cao" được chăm sóc, giáo dục tốt, quen thuộc với công nghệ sẽ "nhanh chóng tiếp thu được chiến tranh hiện đại trong thời đại công nghệ cao".
Những binh lính thế hệ một con này từng được coi là niềm hy vọng của quân đội Trung Quốc
Thế nhưng, đến khi những "cậu ấm cô chiêu" này nhập ngũ, các chiến lược gia mới ngã ngửa ra rằng những thanh niên quen sống trong cưng chiều này quá hư hỏng, bi quan, ích kỷ và yếu đuối trong môi trường vô cùng khắc nghiệt đòi hỏi sức chịu đựng và ý chí và tinh thần cộng tác cực cao.
Sun Youpeng, một người lính nhập ngũ năm 2010 ở tuổi 22 cho biết: "Khi còn nhỏ tôi là một đứa trẻ quen được nuông chiều. Năm đầu tiên vào quân đội, ngày nào sau khi huấn luyện tôi cũng vùi mình vào chăn và khóc suốt cả đêm vì nhớ nhà, nhớ bạn gái."
Ông Dean Cheng, một chuyên gia phân tích thuộc Qũy Di sản ở Washington chuyên nghiên cứu về chiến tranh tâm lý nhận định: "Những người lính trẻ con một này khá yếu đuối và non nớt về tinh thần trước các thử thách khắc nghiệt. Bởi vậy họ phải trải qua các khóa đào tạo phòng thủ về tâm lý để hạn chế tác động của áp lực thời chiến."
Hồi tháng 12 năm ngoái, tờ Korea Times của Hàn Quốc cũng tuyên bố chắc nịch rằng: "Nếu xung đột trên nhóm đảo Senkaku nổ ra, quân đội Trung Quốc sẽ bị lực lượng phòng vệ Nhật Bản đánh bại bởi phần lớn binh lính Trung Quốc đều chỉ là những tiểu hoàng đế hư hỏng."
Nhiều binh lính Trung Quốc chỉ là những "tiểu hoàng đế" quen được cưng chiều
Trong một báo cáo gửi cho chính phủ năm 2012, giáo sư Liu Mingfu cũng nhấn mạnh rằng từ xa xưa, việc đưa đứa con trai duy nhất ra trận đã là một điều cấm kỵ trong văn hóa của các gia đình Trung Quốc. Ngay cả quân đội Mỹ cũng có chính sách ưu đãi cho những người con trai duy nhất của gia đình sau khi 5 anh em nhà Sullivan đều thiệt mạng trong vụ tàu chiến USS Juneau bị đánh đắm ở Thái Bình Dương trong Thế Chiến II.
Ông Liu cũng chỉ ra rằng các chỉ huy quân đội Nhật Bản cũng có trách nhiệm ngăn chặn việc điều những người con cả trong các gia đình thực hiện các nhiệm vụ có nguy cơ rủi ro lớn.
Trong thời gian gần đây, quân đội Trung Quốc đã phải tổ chức các khóa huấn luyện đặc biệt để củng cố tinh thần cho những cậu lính "yếu đuối" này. Tuy nhiên ông Liu chỉ ra rằng tỉ lệ con một quá cao trong quân đội vẫn là "nỗi lo sợ chiến lược" cho sự phát triển lâu dài của quân đội Trung Quốc, và quân đội có thể sẽ đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng trong ít nhất hai thập kỷ nữa.
Trước tình hình đó, mới đây Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách một con hà khắc bằng cách cho phép những cặp vợ chồng "con một" được phép sinh thêm con thứ hai.
Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia quân sự ở Thượng Hải nhận định: "Quân đội cần phải đợi ít nhất 20 năm nữa cho đến khi những đứa trẻ thuộc thế hệ mà chính sách một con được nới lỏng lớn lên. Trong thời gian đó, Trung Quốc không thể tham chiến mà không ngớt lo lắng."
Theo Khampha
Chiến đấu cơ F-35: Cơn ác mộng tồi tệ nhất của tàu sân bay Trung Quốc Chiến đấu cơ F-35 tân tiến của Mỹ sẽ trở thành cơn ác mộng tồi tệ nhất cho tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra và cả hai điều động tàu sân bay, theo Thời báo Hoàn cầu. Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - Ảnh: Reuters Khi cuộc đối đầu tàu sân bay...