Iran và P5+1 vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận
Sau hơn hai tuần đàm phán marathon, Iran và 6 cường quốc vẫn chưa thể đi tới thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân, cho dù đã có thể kéo các quan điểm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa từ bỏ hy vọng cuối cùng.
Các nhà đàm phán vẫn miệt mài tìm kiếm thỏa thuận và nhất trí kéo thời hạn chót sang hết ngày 13/7 (Ảnh: Aawsat)
Trong các cuộc họp được kéo dài suốt hai ngày cuối tuần, đã không ít lần các nhà đàm phán của Iran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) bày tỏ niềm tin sẽ đạt được thỏa thuận toàn diện mang tính lịch sử vào cuối ngày chủ nhật 12/7, mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Liên hợp quốc đối với Iran và kiểm soát chặt chẽ chương trình hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên một lần nữa, những tia hy vọng lóe lên rồi lại vụt tắt. Các nhà đàm phán Iran và P5 1 vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung cho các vấn đề gai góc. Một hạn chót mới lại được đưa ra, lần thứ 4 trong 2 tuần qua, với thời hạn là cuối ngày thứ hai 13/7 (theo giờ châu Âu).
“Chúng tôi đang tích cực làm việc nhưng về mặt logic, một thỏa thuận vào tối nay là không thể đạt được”, người phát ngôn của đoàn đàm phán Iran Alireza Miryousefi chia sẻ.
“Đây là văn kiện dày 100 trang”, ông nói thêm chừng như muốn giải thích cho việc các bên lại lỡ hẹn một lần nữa.
Video đang HOT
Theo một quan chức phương Tây giấu tên, một nguyên nhân khác khiến các bên chưa thể nhất trí về thỏa thuận là các đoàn đàm phán, đặc biệt là Mỹ và Iran, đều phải xin chỉ đạo từ trong nước. Thậm chí, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond còn đích thân bay về London hôm Chủ nhật và sẽ quay trở lại Vienna trong ngày hôm nay 13/7 để tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán.
“Tôi cho rằng chúng tôi sắp đi tới những quyết định thực sự. Phải nói rằng chúng tôi đang có một số điểm khó khăn cần giải quyết, nhưng tôi vẫn hy vọng. Thực sự hy vọng”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chia sẻ sau khi các bên kết thúc ngày đàm phán thứ 16.
“Tôi hy vọng, hy vọng rằng chúng tôi cuối cùng cũng sẽ đi tới giai đoạn cuối của cuộc đàm phán marathon này”, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói.
“Chỉ còn thiếu một vài yếu tố để có thể đạt được thỏa thuận chắc chắn với Iran… Mọi thứ vẫn có thể đổ vỡ, song thực tế, chúng tôi đang ở ngay trước đích cuối cùng… Giờ phút quyết định đã tới”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ hy vọng
Iran và P5 1 đã khởi động các cuộc đàm phán từ cách đây một năm rưỡi với hy vọng sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng cho chương trình hạt nhân của Iran, chấm dứt các lệnh trừng phạt của phương Tây và tạo điều kiện cho Nhà nước Hồi giáo phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, hiện giữa các bên vẫn còn một số khúc mắc chưa thể khai thông.
“Chúng tôi đã đạt được nhất trí về 99% các vấn đề cần giải quyết và một thỏa thuận đã sẵn sàng… Chúng tôi chỉ còn 2 vấn đề cần đàm phán nốt”, một quan chức Iran tiết lộ, nhưng không nói cụ thể hai vấn đề tồn đọng là gì.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Quân đội Mỹ từng sử dụng mầm bệnh than sống tại Đức
Báo "Hình ảnh" của Đức số ra mới đây cho biết quân đội Mỹ từng nhiều lần sử dụng mầm bệnh than sống trong các cuộc diễn tập của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trên lãnh thổ Đức.
Landstuhl là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài (Ảnh:Militarybase)
Theo tờ báo, mầm bệnh chết người trên đã được chuyển tới một phòng thí nghiệm của Mỹ ở Landstuhl, thuộc bang Rheinland-Pfalz của Đức, và rất có thể trong số này có những mầm bệnh còn sống.
"Trong các năm 2007, 2009 và 2010, mầm bệnh than đã được chuyển tới phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ ở Landstuhl", tờ báo viết sau khi dẫn thông tin từ cuộc trao đổi thư điện tử giữa Đại sứ quán Đức ở Washington và quân đội Mỹ hôm 24/6/2015.
"Trong quá trình khử mầm bệnh than ở phòng thí nghiệm Dugway Proving Ground của Mỹ đã xảy ra điều bất thường khiến một số mầm bệnh có thể còn sống", tờ báo nêu rõ.
Cũng theo bài báo, trong khuôn khổ các cuộc diễn tập của NATO, những mầm bệnh này đã được sử dụng để phục vụ mục đích "nhận dạng" các vũ khí sinh học, hoá học và hạt nhân.
Ngay sau khi có thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức khẳng định mầm bệnh than không được chuyển tới các phòng thí nghiệm của quân đội Đức. Tuy nhiên, điều ngày vẫn không xoa dịu được lo ngại của dư luận khi mầm bệnh than được cho là có thể sống tới hàng chục năm trong điều kiện môi trường thông thường.
Đức hiện là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Angela Merkel của nước này cũng không "thoát" khỏi mạng lưới do thám của Mỹ khi Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị cáo buộc đã lén theo dõi điện thoại của bà trong nhiều năm liền, gây căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Vũ Anh
Theo Military Base
Khách Trung Quốc "đổ bộ", khu du lịch Nhật Bản hết sạch hàng trong vài giờ Người dân địa phương thuộc điểm du lịch tại tỉnh Tottori, Nhật Bản "choáng" trước sức mua sắm "như vũ bão" của hàng ngàn du khách đến từ Trung Quốc. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, các gian hàng tại đây đã sạch bóng. Vào tháng 7 vừa qua, một tàu du lịch chở hơn 4000 khách Trung Quốc đã cập bến tại...