Iran và Nga bất đồng về Hành lang chiến lược Zangezur
Căng thẳng giữa Iran và Nga về Hành lang Zangezur đang tạo ra những biến động địa chính trị quan trọng trong khu vực Caucasus.
Hành lang này, nối Azerbaijan với Nakhchivan, có vai trò chiến lược đối với kết nối giữa châu Á, châu Âu và Trung Đông.
Hành lang Zangezur, một tuyến đường vận tải quan trọng nối liền Azerbaijan với Nakhchivan. Ảnh: Anadolu (AA)
Nhận định với tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 26/9, học giả và nhà bình luận về Trung Đông Mordechai Kedar cho rằng, bất đồng giữa Iran và Nga đang gia tăng xung quanh Hành lang Zangezur, một tuyến đường vận tải quan trọng nối liền Azerbaijan với Nakhchivan, một phần đất thuộc Azerbaijan. Hành lang này có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nó thiết lập một tuyến kết nối giữa châu Á, châu Âu, và Trung Đông. Mặc dù Nga đã công khai ủng hộ hành lang này, Iran lại phản đối mạnh mẽ, lo ngại rằng hành lang Zangezur sẽ cắt đứt mối liên hệ địa lý giữa Armenia và Iran.
Lý do Iran phản đối
Quan hệ giữa Iran và Armenia từ lâu đã được xây dựng trên nền tảng địa chính trị ổn định. Việc Iran phản đối Hành lang Zangezur không chỉ xuất phát từ những lo ngại về sự cô lập địa lý, mà còn là về lợi ích chiến lược và kinh tế. Tuyến đường này, nếu được thiết lập dưới sự kiểm soát của Azerbaijan, sẽ làm gián đoạn kết nối giữa Iran và Armenia, qua đó làm suy yếu vị thế của Tehran trong khu vực. Bộ Ngoại giao Iran từng tuyên bố rằng biên giới Iran – Armenia phải được duy trì nguyên trạng và Tehran sẽ không do dự sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo điều đó.
Trên cơ sở đó, Tehran lo ngại rằng nếu Hành lang Zangezur trở thành hiện thực, điều này không chỉ làm mất đi một tuyến giao thông quan trọng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này, từ đó làm suy yếu vai trò của Iran.
Video đang HOT
Hơn nữa, việc bị cắt đứt mối liên hệ với Armenia có thể dẫn đến việc Iran mất đi một hành lang chiến lược quan trọng, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ các đồng minh trong khu vực.
Lợi ích của Nga và Azerbaijan
Ngược lại, Nga đã công khai ủng hộ dự án Hành lang Zangezur như một cách để tăng cường ảnh hưởng của mình tại vùng Nam Caucasus và Trung Đông. Việc ủng hộ dự án này không chỉ giúp Nga tăng cường hợp tác với Azerbaijan, mà còn giúp mở rộng sự hiện diện của Moskva tại các khu vực quan trọng của Trung Đông và châu Âu.
Azerbaijan, trong khi đó, đang cân bằng giữa các lợi ích của phương Tây và Nga. Mặc dù Azerbaijan đã thể hiện ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và gửi viện trợ nhân đạo cho Kiev, nhưng chính quyền của Tổng thống Ilham Aliyev vẫn duy trì mối quan hệ với Moskva.
Vì vậy, Baku duy trì một lập trường trung dung. Họ sẵn sàng hợp tác với cả phương Tây và Nga, nhưng không muốn trở thành thành viên chính thức của NATO để tránh bị cuốn vào các cuộc xung đột lớn hơn. Điều này giúp Azerbaijan giữ vững vai trò của mình như một đối tác quan trọng trong khu vực mà không làm mất lòng bất kỳ bên nào.
Gần đây, chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Baku đã củng cố thêm quan hệ hợp tác giữa Azerbaijan và Nga. Sự ủng hộ của Nga đối với Hành lang Zangezur rõ ràng đang gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Tehran và Moskva, đặc biệt khi Armenia – đối tác truyền thống của Iran – cũng bị cuốn vào vòng xoáy này.
Trong khi đó, Armenia cũng đang đối mặt với những áp lực từ cả hai phía. Việc Armenia đình chỉ tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Armenia. Mặc dù mối quan hệ chính trị giữa Nga và Armenia có căng thẳng, nhưng thương mại song phương giữa hai nước lại không ngừng tăng trưởng.
Năm 2023, khối lượng thương mại giữa Nga và Armenia đã tăng gần 56%, với dự đoán sẽ đạt 14-16 tỷ USU vào cuối năm 2024. Điều này cho thấy rằng, dù có những bất đồng chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia vẫn bền chặt, và Armenia vẫn là trung tâm cho việc lách các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Sự tăng trưởng này tạo ra một nghịch lý trong bối cảnh phương Tây đang áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng đồng thời lại cho phép Armenia tiếp tục các hoạt động thương mại với Moskva. Điều này không chỉ giúp Armenia hưởng lợi về mặt kinh tế, mà còn làm gia tăng ảnh hưởng của Nga trong khu vực.
Học giả kết luận rằng bất đồng giữa Iran và Nga xung quanh Hành lang Zangezur đã và đang làm thay đổi cục diện chính trị trong khu vực. Trong khi Moskva tìm cách củng cố vị thế của mình tại Caucasus thông qua hợp tác với Azerbaijan, Iran lại lo ngại về sự cô lập địa lý và sự suy yếu của mối liên hệ chiến lược với Armenia.
Iran phản ứng khi Nga ủng hộ xây dựng hành lang Zangezur
Hành lang Zangezur, dự kiến sẽ nối Azerbaijan với vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia, đang tạo ra những căng thẳng địa chính trị mới trong khu vực.
Trong khi Nga và Azerbaijan ủng hộ kế hoạch, Iran và Armenia phản đối mạnh mẽ, nhấn mạnh sự kiểm soát của Armenia với bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập. Ảnh: AA/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 6/9, Iran đã mạnh mẽ phản đối kế hoạch xây dựng Hành lang Zangezur tại Nam Kavkaz sau những thay đổi trong chính sách của Nga, nước hiện ủng hộ tuyến đường vận tải này liên quan đến Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hành lang này được cho là sẽ làm thay đổi cục diện địa chính trị khu vực, tạo nên những căng thẳng mới giữa các quốc gia liên quan.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã phát biểu trên nền tảng X rằng: "Bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Bắc, Nam, Đông hay Tây đối với toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng hoặc việc vẽ lại ranh giới đều hoàn toàn không thể chấp nhận được và là ranh giới đỏ đối với Iran".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga cho biết họ ủng hộ thỏa thuận hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời nhấn mạnh việc duy trì các liên lạc cởi mở về mở tuyến đường bộ qua khu vực.
Hành lang Zangezur là một phần trong các nỗ lực hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa Azerbaijan và Armenia, hai nước đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020 vì tranh chấp vùng đất Karabakh. Azerbaijan đã chiếm lại vùng đất này trong cuộc tấn công ngắn ngủi vào tháng 9 năm ngoái. Hiện tại, cả hai nước đang nỗ lực ký kết một hiệp ước hòa bình, nhưng vấn đề Hành lang Zangezur vẫn là điểm nóng trong các cuộc đàm phán.
Hành lang này được đề xuất để tạo điều kiện cho Azerbaijan tiếp cận vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Iran và Armenia. Tehran lo ngại rằng việc xây dựng Hành lang Zangezur sẽ làm thay đổi hiện trạng địa chính trị khu vực, cắt đứt tuyến đường bộ trực tiếp từ Iran đến Armenia, và tạo nên một cầu nối địa chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Azerbaijan tới Trung Á.
Trong khi Moskva và Baku muốn Nga giám sát và kiểm soát hành lang này, Armenia và Iran kiên quyết phản đối, khẳng định rằng bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập cũng phải dưới sự kiểm soát của Armenia. Iran nhìn nhận sự thay đổi lập trường của Nga là một sự hỗ trợ không chính thức cho Azerbaijan trong dự án Hành lang Zangezur, điều mà Tehran đã phản đối ngay từ đầu.
Theo Bộ Ngoại giao Iran, Tehran đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tehran, Alexei Dedov, để nhắc lại lập trường của mình và phản đối những thay đổi chính sách của Moskva. Iran đã khẳng định rằng họ đang cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời chú ý đến các lợi ích và mối quan tâm chính đáng của các bên liên quan.
Hành lang Zangezur cũng được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhiệt tình. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã ca ngợi tuyến đường này là một "tuyến đường chiến lược phục vụ lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là Azerbaijan, Armenia và Iran". Ông Erdoğan nhấn mạnh rằng cả Tehran và Baku sẽ "thoải mái" nếu hành lang này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Armenia và Iran càng thêm lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Ankara và Baku tại khu vực.
Để đáp lại, Armenia đã đề xuất một dự án thay thế mang tên "Hành lang hòa bình", với mục tiêu trao quyền kiểm soát lớn hơn cho Yerevan. Sáng kiến này hướng tới việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông nhằm kết nối Biển Caspi với Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại, năng lượng, và con người giữa các quốc gia trong khu vực.
Chỉ huy IRGC thách thức sự hiện diện hải quân của 'kẻ thù' trong khu vực Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami ngày 6/1 tuyên bố sẽ tiếp cận "kẻ thù" ở mọi nơi trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên các tuyến đường vận chuyển quan trọng ở Biển Đỏ leo thang. Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami. Ảnh: Reuters "Hôm...