Iran tuyên bố không đầu hàng Mỹ
Lực lượng Basij
Chỉ huy Lực lượng Basij thuộc Quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran – Thiếu tướng Mohammad- Reza Naqdi hôm qua (2/11) tuyên bố, Iran sẽ không nhượng bộ hay đầu hàng trước Mỹ.
Đất nước Iran sẽ không khoan nhượng trước Mỹ nếu như giới cầm quyền Mỹ không thay đổi chính sách của họ đối với các nước khác trên thế giới, Chỉ huy Lực lượng Basij tuyên bố. Basij là lực lượng tình nguyện bán vũ trang được điều hành bởi Quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ của Iran .
Để thiết lập quan hệ với Mỹ, người Mỹ “nên chấp nhận các điều kiện của người Iran” trong đó có việc “xem xét lại chính sách của họ” đối với các nước khác trên thế giới và nên “đóng cửa những căn cứ quân sự của họ ở 50 quốc gia” trên khắp thế giới, Thiếu tướng Naqdi cho biết.
Theo lời vị chỉ huy của Lực lượng Basij, người Iran sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực trừng phạt của Mỹ và cũng không đầu hàng trước “các âm mưu” của Mỹ chống lại nước này.
Video đang HOT
Ông Naqdi cho rằng, Iran đã đạt được mọi tiến bộ bằng cách chống lại những chính sách của Mỹ và đối đầu với chúng. Ông này nhấn mạnh, sẽ là “không hợp lý” nếu Iran phải nhượng bộ Mỹ trong khi sức mạnh quân sự của Mỹ “đang suy giảm” và “đang bị đánh bại” ở khu vực trong những năm qua. Người Mỹ “thậm chí đang yếu đi” so với cách đây 32 năm khi quan hệ ngoại giao giữa Iran và Mỹ bị cắt đứt.
Tuyên bố trên được ông Naqdi trong một cuộc mít tinh được tổ chức ở thủ đô Tehran nhằm kỷ niệm sự kiện sinh viên Iran “chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ” cách đây 33 năm.
Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran năm 1980 sau khi một nhóm sinh viên Iran bắt giữ khoảng 60 nhà ngoại giao Mỹ năm 1979. Trong cuộc khủng hoảng con tin đó, 52 nhà ngoại giao Mỹ đã bị giam giữ trong suốt 444 ngày.
Hôm 2/10, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho biết, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Iran và Mỹ về quan hệ song phương “có thể được tiến hành nhưng một số điều kiện cần phải được đáp ứng”. Theo lời ông Ahmadinejad, những mối quan hệ quốc tế dựa trên “nguyên tắc đối thoại” nhưng các cuộc đối thoại nên dựa trên “công lý và sự tôn trọng”. Sẽ là “sai lầm” nếu một bên thúc ép bên kia vào bàn đàm phán bằng “áp lực”.
Mặc dù Tổng thống Ahmadinejad đã hé mở khả năng đối thoại trực tiếp với Mỹ nhưng Ngoại trưởng Iran – ông Ali-Akbar Salehi sau đó hôm 21/10 đã lên tiếng bác bỏ những thông tin báo chí đưa ra gần đây về việc Mỹ và Iran sẽ lần đầu tiên đàm phán trực tiếp với nhau về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước CH Hồi giáo.
Theo Vietbao
Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa toàn bộ không phận đối với Syria
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua thông báo đã đóng cửa toàn bộ không phận đối với các máy bay Syria, động thái đáp trả lệnh cấm của Syria đối với các máy bay dân dụng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trước đó.
Biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu giải thích lý do Ankara đưa ra quyết định trên là vì không muốn để Syria "lợi dụng" các chuyến bay dân sự để vận chuyển trang thiết bị quân sự.
Ông cũng cho biết chính phủ Syria đã được thông báo về quyết định này hôm 13/10, đồng thời khẳng định lệnh cấm tương tự của Syria đối với các máy bay dân dụng của Thổ Nhĩ Kỳ là "không có giá trị".
"Chúng tôi đã đưa ra quyết định này ngày hôm qua và cũng đã thông báo chính thức cho phía Syria. Chúng tôi đóng cửa không phận đối với các máy bay dân sự và cả máy bay quân sự của Syria", Ngoại trưởng Davutoglu nói.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã ép một máy bay chở khách của Syria phải hạ cánh xuống sân bay Ankara để kiểm tra hàng hóa, sau khi nhận được nguồn tin tình báo khẳng định trên chuyến bay này có chở thiết bị quân sự của Nga chuyển cho Syria. Sau khi ép được máy bay hạ cánh, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm tra và tịch thu một số kiện hàng với lý do trong các kiện hàng này có chứa một số loại vũ khí chuyển cho Bộ Quốc phòng Syria.
Tuy nhiên, cả Nga và Syria đều bác bỏ cáo buộc trên của Ankara. Để trả đũa, chính phủ Syria thậm chí còn ban hành lệnh cấm các máy bay dân dụng Thổ Nhĩ Kỳ bay qua không phận Syria.
Những động thái trả đũa lẫn nhau giữa hai quốc gia láng giềng từng một thời là đồng minh thân thiết diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn chưa có lối thoát sau gần 19 tháng bạo lực. Lo ngại bất ổn tại Syria sẽ lan sang các nước láng giềng, đặc biệt sau các vụ pháo kích từ Syria sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần qua làm 5 người thiệt mạng, Tổng thư ký Liên đoàn Ảrập Nabil El-Arabi đã tới Ankara để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria cũng như những diễn biến mới nhất ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông El-Arabi đã có các cuộc thảo luận lần lượt với Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và Ngoại trưởng Davutoglu. Trong cuộc thảo luận, người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Ankara sẽ "không ngần ngại đáp trả nếu biên giới nước này với Syria bị xâm phạm thêm một lần nữa".
Theo Dantri
Thị trưởng Tokyo đòi xây cảng trên đảo Senkaku Ông Shintaro Ishihara đang tích cực xúc tiến kế hoạch xây dựng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một động thái dự kiến sẽ gây sự phẫn nộ của Trung Quốc. Đảo Uotsurijima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Ashahi Shimbun Trợ lý của Ishihara xác nhận thông tin ông đang yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bến cảng trên những...