Iran thả 7 thủy thủ, không thả tàu Anh
Bộ Ngoại giao cho biết, nước này sẽ phóng thích 7 thành viên trong thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Stena Impero.
Ngày 4/9, Bộ Ngoại giao Iran ra thông báo cho biết, nước này sẽ phóng thích 7 thành viên trong thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Stena Impero (treo cờ Anh). Con tàu bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắt giữ ở eo biển Hormuz.
Đại sứ quán Nga tại Iran đã tuyên bố rằng, ít nhất một công dân Nga nằm trong số các thủy thủ đã được thả. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Iran xác nhận 7 thủy thủ Ấn Độ đã được thả tự do.
Trước đó, Tehran đã nhấn mạnh rằng, việc bắt giữ tàu Stena Impero không phải để đáp trả việc Anh bắt giữ tàu Grace 1 (hiện đã đổi tên thành Adrian Darya 1) hồi cuối tháng 7.
Tàu Stena Impero bị IRGC bắt giữ sau khi chính quyền Iran cáo buộc con tàu này đã tắt định vị GPS, đồng thời đâm vào một tàu cá của nước này.
Tàu chở dầu Stena Impero
Trước đó, hồi cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết, Iran có thể sẽ thả tàu dầu Anh Stena Impero trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao nước này được cho là đã nhận được “tín hiệu mạnh mẽ” từ Iran về việc sắp trả tự do cho tàu dầu Stena Impero của Anh và tin rằng con tàu, vốn được một hãng tàu Thụy Điển vận hành, sẽ được thả trong tương lai gần.
Thông tin được đưa ra sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif với người đồng cấp Thụy Điển Margot Wallstrom tại Stockholm. Ngoại trưởng Zarif cũng đã gặp giám đốc điều hành của Stena Bulk, công ty vận hành tàu Stena Impero.
“Chúng tôi nhìn nhận một cách tích cực đối với những điều Ngoại trưởng Zarif đã phát biểu công khai về hy vọng tìm kiếm giải pháp nhanh chóng nhất có thể cho Stena Impero. Tuy nhiên chúng tôi không thể tiết lộ những điều đã được nói trong các cuộc họp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết.
Tuy nhiên, thực tế đã không như mong đợi, Iran chỉ thả thủy thủ đoàn của tàu Stena Impero chứ không thả tự do cho tàu. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Giới quan sát dự đoán, Iran sẽ thả tự do cho tàu Stena Impero và thủy thủ đoàn để “đáp lễ” sau khi anh thả tự do cho tàu Grace 1, song câu chuyện lại diễn ra theo một chiều hướng khác.
Tàu dầu Iran thoắt ẩn thoắt hiện trên Địa Trung Hải
Tàu Adrian Darya 1 bị Hải quân Hoàng gia Anh ở Gibraltar bắt giữ ngày 4/7 vì bị nghi ngờ đang trên đường tới Syria, vi phạm các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 18/8, được Tòa án Tối cao Gibraltar thả tự do sau khi cơ quan này xác định Adrian Darya 1 không chở dầu tới Syria. Sau khi được thả tự do, tàu chở dầu của Iran liên tục thay đổi hải trình và chưa rõ điểm đến cuối cùng.
Ngày 3/9, Reuters trích dẫn nguồn tin từ dữ liệu theo dõi tàu thuyền Refinitiv cho biết, tàu chở dầu Adrian Darya 1 phát tín hiệu lần cuối cùng tại vị trí giữa đảo Síp và Syria vào lúc 15h53 (giờ GMT) ngày 2/9.
Cùng ngày AMN cho rằng, người dân Syria sắp nhận được tin vui sau suốt một mùa hè phải sống trong cảnh thiếu nhiên liệu do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Điều này được cho là liên quan tới tàu dầu Iran.
AMN dẫn nguồn tin từ Marine Traffic cho biết, Adrian Darya 1 được nhìn thấy lần cuối gần thành phố biển Baniyas của Syria ở tỉnh Tartus.
Thành phố Baniyas là nơi có những nhà máy lọc dầu lớn nhất Syria. Đây cũng là địa điểm xảy ra các vụ tấn công nhằm vào đường ống dẫn dầu phía đông Địa Trung Hải. Việc Adrian Darya 1 xuất hiện tại khu vực này khiến giả thiết của AMN càng được củng cố.
Kể từ khi tiến vào vùng biển của Thành phố Baniyas, siêu tàu chở dầu Iran đột nhiên tắt định vị GPS và biến mất trên bản đồ theo dõi hải trình. Cho đến thời điểm hiện tại, vị trí của Adrian Darya 1 vẫn còn là một bí ẩn.
Trung Dũng
Theo baodatviet
Căng thẳng vùng Vịnh: Bộ Ngoại giao Anh triệu Đại biện lâm thời Iran
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Anh đã triệu Đại biện lâm thời Iran tại London, một ngày sau khi Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran bắt giữ tàu chở dầu "Stena Impero" của Thụy Điển treo cờ Anh tại Eo biển Hormoz.
Tàu của Hải quân Hoàng gia Anh (phía trước) tuần tra gần tàu chở dầu Grace 1 của Iran ở ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar ngày 6/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ thông báo đang liên lạc với Iran để đảm bảo trả tự do cho 18 thủy thủ là công dân Ấn Độ làm việc trên tàu này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nêu rõ: "Chúng tôi đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này. Nhiệm vụ của chúng tôi là liên lạc với Chính phủ Iran để đảm bảo các công dân Ấn Độ sớm được trả tự do và đưa về nước".
Trước đó, Philippines cũng cho biết sẽ đề nghị Tehran trả tự do cho thủy thủ người Philippines trên tàu.
Trong một phản ứng liên quan, Bộ Ngoại giao Bahrain đã lên án việc Iran bắt giữ tàu "Stena Impero", đồng thời đề nghị Tehran lập tức thả tàu. Tuyên bố của bộ trên kêu gọi Iran ngừng các hành động "vô trách nhiệm".
Trước đó, chính quyền Iran cho biết tàu "Stena Impero" đã được lai dắt về cảng Bandar Abbas vì "vi phạm quy định hàng hải quốc tế" sau khi va chạm với một tàu cá Iran gây thiệt hại. Khi đó trên tàu có một người Philippines, 18 người Ấn Độ, 3 người Nga và 1 người Latvia. Cơ quan tuyển dụng thủy thủ cho tàu trên cho biết không có người bị thương, các thủy thủ đều an toàn và khỏe mạnh.
Người đứng đầu Tổ chức Hàng hải và Cảng Hormozgan ở tỉnh miền Nam Hormozgan, ông Allahmorad Afifipour cho hay, toàn bộ 23 thành viên thủy thủ đoàn sẽ vẫn trên tàu này để tuân theo các quy định về an toàn.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Mỹ vừa ra lệnh bắt khẩn cấp tàu chở dầu, Iran "hóa phép" khiến Grace 1 biến mất Bộ Tư pháp Mỹ mới đây công bố trát bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran với lý do tàu này tham gia vào các hoạt động gian lận ngân hàng, rửa tiền, hỗ trợ khủng bố. Đáp lại động thái của Washington, Tehran lập tức tung chiêu đối phó. Cái tên Grace 1 chính thức bị "xóa sổ" Tờ Daily...