Iran sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng của Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Đại sứ Iran tại Ấn Độ Ali Chegeni cho biết Tehran đã đề xuất giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước bằng việc khởi động lại cơ chế giao dịch đồng rupee-rial phục vụ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Chegeni, nếu hai nước nối lại các giao dịch theo cơ chế rupee-rial, kim ngạch thương mại hai chiều có thể chạm mốc 30 tỷ USD. Báo The Economic Times ngày 19/3 dẫn lời ông Chegeni nói: “Iran sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng của Ấn Độ bằng cách khởi động thương mại dựa trên cơ chế rupee-rial để phục vụ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Cơ chế này có thể giúp các công ty của hai nước giao dịch trực tiếp với nhau và không phải chịu phí trung gian của bên thứ ba”.
Vị đại sứ cho biết thêm, Tehran cũng sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với New Delhi để khôi phục và tìm kiếm các tuyến đường thay thế cho dự án đường ống Iran-Pakistan-Ấn Độ đang bị đình trệ để vận chuyển khí tự nhiên đến Ấn Độ.
Iran từng là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ nhưng New Delhi đã phải ngừng nhập khẩu sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của nước này.
New Delhi và Tehran từng có một cơ chế giống như đổi hàng để thanh toán thương mại, trong đó các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ thanh toán bằng đồng rupee cho một ngân hàng của Iran và số tiền đó được Tehran sử dụng để thanh toán hàng nhập khẩu từ Ấn Độ. Điều này đã đưa Iran vượt qua Saudi Arabia trở thành thị trường cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, thương mại Ấn Độ-Iran đã giảm mạnh từ 17 tỷ USD trong tài khóa 2019 xuống còn dưới 2 tỷ USD trong giai đoạn 10 tháng từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022 của tài khóa hiện tại.
Iran nhấn mạnh vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu cần có nguồn cung "vàng đen" của Iran để đáp ứng nhu cầu hiện nay và duy trì tính cân bằng cung-cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Shana ngày 4/2 dẫn lời Bộ trưởng Oji nêu rõ nếu các nước tiêu thụ dầu trên thế giới không hài lòng với giá dầu thô và các mức cung hiện nay, Iran đề nghị nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này. Thị trường toàn cầu đang cần nguồn cung dầu thô từ Iran và Tehran sẵn sàng cung cấp nguồn cung cho các thị trường thế giới càng sớm càng tốt.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Iran, trong cuộc họp mới đây, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 3/2022. Ông Oji lưu ý rằng OPEC đã nhấn mạnh việc theo dõi liên tục và thường xuyên các diễn biến trên thị trường để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Về điều kiện thị trường hiện nay, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran nêu rõ các số liệu gần đây cho thấy thị trường dầu mỏ toàn cầu đang hướng tới sự cân bằng và ổn định, bất chấp những lo ngại về sự bùng phát của biến thể Omicron, nhờ các chỉ số kinh tế trên thế giới được cải thiện, đặc biệt tại các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu. Theo quan chức này, các thành viên OPEC cũng hài lòng với tình hình hiện nay của thị trường dầu mỏ.
Liên quan đến dự báo của một số tổ chức quốc tế cho rằng giá dầu thô sẽ tăng lên 100 USD/thùng, Bộ trưởng Oji nêu rõ: "Về cơ bản, mục tiêu của OPEC không phải là xác định giá dầu trên thị trường. Giá dầu toàn cầu được xác định dựa trên một tập hợp các chỉ số cung-cầu và tất cả các nước thành viên OPEC đều tìm kiếm một mức giá hợp lý cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu. Các thành viên OPEC hài lòng với tình hình thị trường hiện nay và sẽ tiếp tục nỗ lực để củng cố thị trường".
Bộ trưởng Oji cũng kêu gọi dỡ bỏ càng sớm càng tốt các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại Iran để đưa quốc gia Trung Đông này trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu.
'Vàng đen' dự kiến lấy lại vị thế trong năm 2022 Nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu đã theo xu hướng tăng trong năm 2021 khi khắp nơi bắt đầu hồi phục từ dịch COVID-19. Và các chuyên gia dự đoán lượng tiêu thụ "vàng đen" toàn cầu có thể đạt kỷ lục trong năm 2022. Một nhà máy lọc dầu tại Texas (Mỹ). Ảnh: AP Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày...