Iran phản ứng khi Nga ủng hộ xây dựng hành lang Zangezur
Hành lang Zangezur, dự kiến sẽ nối Azerbaijan với vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia, đang tạo ra những căng thẳng địa chính trị mới trong khu vực.
Trong khi Nga và Azerbaijan ủng hộ kế hoạch, Iran và Armenia phản đối mạnh mẽ, nhấn mạnh sự kiểm soát của Armenia với bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập. Ảnh: AA/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 6/9, Iran đã mạnh mẽ phản đối kế hoạch xây dựng Hành lang Zangezur tại Nam Kavkaz sau những thay đổi trong chính sách của Nga, nước hiện ủng hộ tuyến đường vận tải này liên quan đến Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hành lang này được cho là sẽ làm thay đổi cục diện địa chính trị khu vực, tạo nên những căng thẳng mới giữa các quốc gia liên quan.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã phát biểu trên nền tảng X rằng: “Bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Bắc, Nam, Đông hay Tây đối với toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng hoặc việc vẽ lại ranh giới đều hoàn toàn không thể chấp nhận được và là ranh giới đỏ đối với Iran”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga cho biết họ ủng hộ thỏa thuận hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời nhấn mạnh việc duy trì các liên lạc cởi mở về mở tuyến đường bộ qua khu vực.
Video đang HOT
Hành lang Zangezur là một phần trong các nỗ lực hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa Azerbaijan và Armenia, hai nước đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020 vì tranh chấp vùng đất Karabakh. Azerbaijan đã chiếm lại vùng đất này trong cuộc tấn công ngắn ngủi vào tháng 9 năm ngoái. Hiện tại, cả hai nước đang nỗ lực ký kết một hiệp ước hòa bình, nhưng vấn đề Hành lang Zangezur vẫn là điểm nóng trong các cuộc đàm phán.
Hành lang này được đề xuất để tạo điều kiện cho Azerbaijan tiếp cận vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Iran và Armenia. Tehran lo ngại rằng việc xây dựng Hành lang Zangezur sẽ làm thay đổi hiện trạng địa chính trị khu vực, cắt đứt tuyến đường bộ trực tiếp từ Iran đến Armenia, và tạo nên một cầu nối địa chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Azerbaijan tới Trung Á.
Trong khi Moskva và Baku muốn Nga giám sát và kiểm soát hành lang này, Armenia và Iran kiên quyết phản đối, khẳng định rằng bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập cũng phải dưới sự kiểm soát của Armenia. Iran nhìn nhận sự thay đổi lập trường của Nga là một sự hỗ trợ không chính thức cho Azerbaijan trong dự án Hành lang Zangezur, điều mà Tehran đã phản đối ngay từ đầu.
Theo Bộ Ngoại giao Iran, Tehran đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tehran, Alexei Dedov, để nhắc lại lập trường của mình và phản đối những thay đổi chính sách của Moskva. Iran đã khẳng định rằng họ đang cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời chú ý đến các lợi ích và mối quan tâm chính đáng của các bên liên quan.
Hành lang Zangezur cũng được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhiệt tình. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã ca ngợi tuyến đường này là một “tuyến đường chiến lược phục vụ lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là Azerbaijan, Armenia và Iran”. Ông Erdoğan nhấn mạnh rằng cả Tehran và Baku sẽ “thoải mái” nếu hành lang này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Armenia và Iran càng thêm lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Ankara và Baku tại khu vực.
Để đáp lại, Armenia đã đề xuất một dự án thay thế mang tên “Hành lang hòa bình”, với mục tiêu trao quyền kiểm soát lớn hơn cho Yerevan. Sáng kiến này hướng tới việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông nhằm kết nối Biển Caspi với Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại, năng lượng, và con người giữa các quốc gia trong khu vực.
Armenia đề xuất ký hiệp ước hòa bình mới với Azerbaijan
Armenia cho biết việc ký kết thỏa thuận sẽ dựa trên những điều đã đồng thuận, trong khi các vấn đề chưa giải quyết sẽ tiếp tục được đàm phán trong tương lai.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 1/9 dẫn lời Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết nước này đã đề xuất một hiệp ước hòa bình mới với Azerbaijan bao gồm 13 trong số 17 điều đã thống nhất của một thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn.
Theo ông Pashinyan, Armenia đã đề nghị Azerbaijan ký một hiệp ước hòa bình bao gồm các điều khoản đã thỏa thuận và để lại các vấn đề còn vướng mắc cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Hãng tin Armenpress của Armenia cũng dẫn lời Thủ tướng Armenia nêu rõ: "Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về phần lớn các điều khoản và đề xuất ký kết hiệp ước hòa bình dựa trên những điểm đã thống nhất này".
Mối quan hệ giữa Baku và Yerevan vẫn căng thẳng kể từ năm 1991, khi quân đội Armenia chiếm đóng Karabakh, một vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, và 7 khu vực lân cận.
Phần lớn lãnh thổ đã được Azerbaijan giải phóng trong cuộc chiến kéo dài 44 ngày vào mùa Thu năm 2020, cuộc giao tranh kết thúc sau một thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian mở ra cánh cửa bình thường hóa và đàm phán về phân định biên giới. Tháng 9 năm ngoái, Azerbaijan đã thiết lập chủ quyền hoàn toàn tại Karabakh sau một chiến dịch quân sự.
Ông Pashinyan cũng đề xuất một cuộc họp biên giới với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev để giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình. Thủ tướng Pashinyan thừa nhận rằng, trong khi các cuộc đàm phán ba bên với Nga không phải là không thể, Armenia muốn tập trung vào các cuộc đàm phán song phương với Azerbaijan vào lúc này.
Về việc Armenia tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) sắp tới tại Azerbaijan, Thủ tướng Pashinyan cho biết quyết định sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình.
Armenia đề xuất hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan Ngày 28/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết ông đã đề xuất ký hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan trong khi chờ đợi một hiệp ước hòa bình toàn diện. Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, ngày 26/11/2020. Ảnh tư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025