Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng phản hồi về cáo buộc gần đây của Mỹ rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống của nước này.
Điện Kremlin ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov trả lời tờ Washington Post (Mỹ): “Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Tất nhiên là vô lý. Chúng tôi không can thiệp”.
Đề cập đến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tổng biên tập RT (Nga) Margarita Simonyan, ông Peskov nói: “Phương tiện truyền thông của chúng tôi đang làm công việc của họ. Họ chỉ đưa tin. Họ đưa tin về sự thật, nhưng thật không may, người Mỹ không thích sự thật khó chịu đối với họ, và nếu sự thật đó xuất hiện, họ sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp đàn áp chống lại nó. Đây là thực tế”.
Mỹ đã truy tố hai nhân viên của RT và áp đặt lệnh trừng phạt đối với các biên tập viên cấp cao của kênh truyền hình này vào ngày 4/9, cáo buộc họ tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Trong 10 cá nhân và 2 thực thể Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt có tổng biên tập RT Margarita Simonyan và phó tổng biên tập Elizaveta Yuryevna Brodskaia.
Theo cáo trạng Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 4/9, hai nhân viên của RT đã sử dụng các công ty vỏ bọc và danh tính giả để trả 10 triệu USD cho một doanh nghiệp tại Tennessee (Mỹ) để sản xuất các video trực tuyến với mục đích chia rẽ dư luận Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 5/9 đán.h giá các lệnh trừng phạt này của Mỹ là một chiến dịch thông tin và Moskva đang nghiên cứu về đáp trả.
Video đang HOT
RT đã bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và gọi chúng là “những lời sáo rỗng”.
Nước cờ chiến thuật trong cáo trạng mới với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
Bản cáo trạng mới đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến vụ án can thiệp bầu cử năm 2020 đã xuất hiện sự cắt giảm các vụ kiện mà lý do đằng sau có thể là một bước "rút lui chiến thuật".
Công tố viên đặc biệt Jack Smith trong cuộc họp báo ngày 27/8/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Ngày 27/8, công tố viên đặc biệt Jack Smith đã công bố bản cáo trạng mới đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến vụ án can thiệp bầu cử năm 2020, giảm từ 45 trang xuống còn 36 trang.
Thay đổi đầu tiên là nhân vật "đồng phạm thứ 4" từng được nhắc đến gần 30 lần trong cáo trạng ban đầu không còn nữa.
Qua điều tra, CNN cho rằng đồng phạm này là Jeffrey Clark - người được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Tư pháp, ủng hộ ông Trump dùng quyền hành pháp tác động kết quả bầu cử.
Nhưng thay đổi rõ ràng nhất là cáo trạng mới xóa bỏ toàn bộ nội dung về nỗ lực lợi dụng Bộ Tư pháp Mỹ làm "vũ khí" giúp ông Trump bám trụ quyền lực.
Theo nhà phân tích pháp lý của CNN, Elie Honig, cáo trạng mới vẫn bao gồm 4 cáo buộc ban đầu được đưa ra ngày 1/8/2023, liên quan đến vụ án can thiệp bầu cử năm 2020 của ông Trump.
Tuy nhiên, chuyên gia Honig cho biết công tố viên đặc biệt Smith đã xóa một số phần của bản cáo trạng ban đầu có khả năng được coi là "hành vi chính thức" và chỉ buộ.c tộ.i ông Trump về những nỗ lực bị cáo buộc nhằm "gây sức ép với các quan chức tiểu bang và địa phương" và "nộp danh sách cử tri gian dối".
Nguyên nhân, theo chuyên gia Honig, là do phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ về quyền miễn trừ của tổng thống.
Cụ thể là vào ngày 1/7 vừa qua, Toà án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 6 phiếu thuận, ba phiếu chống rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được hưởng quyền miễn trừ với các hành động công vụ, trong khi các hành động mà ông thực hiện với tư cách cá nhân không được hưởng miễn trừ.
Đây là lần đầu tiên hình thức miễn trừ truy tố dành cho tổng thống Mỹ được áp dụng và khi đó, ông Trump hoan nghênh phán quyết trong một bài đăng trên mạng xã hội X rằng: "Đây là chiến thắng lớn cho hiến pháp và nền dân chủ của chúng ta. Thật tự hào khi là một người Mỹ!"
Chuyên gia Honig cho biết thêm là trong phán quyết của Toà án Tối cao Mỹ nói rằng có nhiều việc mà ông Trump đã làm khi còn đương nhiệm, bao gồm các tương tác của ông với Bộ Tư pháp Mỹ, các cuộc liên lạc công khai của ông Trump và có khả năng là các tương tác của ông Trump với (cựu) phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, có khả năng sẽ được miễn trừ và do đó sẽ không nằm trong vụ án này.
Vì vậy, theo chuyên gia Honig, công tố viên đặc biệt Smith đã đưa ra một "quyết định mang tính chiến thuật", không tiếp tục đấu tranh giữ lại những gì mà Toà án Tối cao Mỹ đã loại trừ và chuyển sang "tập trung vào áp lực mà Donald Trump gây ra cho các quan chức cấp tiểu bang và địa phương cũng như âm mưu bầu cử giả mạo cử tri".
Vào tháng 8/2023, công tố viên đặc biệt Smith đã đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington bản cáo trạng dài 45 trang, trong đó buộ.c tộ.i ông Trump với một tội danh âm mưu lừ.a gạ.t nước Mỹ, một tội danh âm mưu cản trở thủ tục tố tụng chính thức, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục tố tụng chính thức và âm mưu chống lại quyền bỏ phiếu của cử tri.
Các cáo buộc đán.h dấu việc ông Trump trở thành cựu tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, với việc công bố cáo trạng mới với những cắt giảm nêu trên, chuyên gia Honig cho rằng đã có một sự "rút lui chiến thuật".
Chuyên gia Honig nói: "Tôi nghĩ Jack Smith đã đưa ra quyết định trên là xét đến phán quyết miễn trừ (trong phán quyết ngày 1/7/2024) của Tòa án Tối cao Mỹ" vì Jack Smith không muốn tốn thời gian và nguồn lực để đấu tranh cho việc đưa các phần khác vào trong vụ án.
Vì vậy, theo chuyên gia Honig, những gì Jack Smith đã làm là rút lui về vùng đất an toàn nhất đối với phần mà ông Trump có thể không được miễn trừ. Bởi phán quyết của Toà án Tối cáo Mỹ nói rằng "rất có thể tổng thống không có nhiệm vụ tương tác và gây áp lực với các quan chức cấp tiểu bang và địa phương".
Chuyên gia Honig nói thêm rằng nhóm luật sư của ông Trump có khả năng sẽ kháng cáo bản cáo trạng mới và lập luận rằng phần còn lại của vụ án thuộc quyền miễn trừ.
Nhưng dù thế nào chuyên gia phân tích pháp lý của CNN vẫn cho rằng có "0% khả năng" vụ án sẽ được đưa ra xét xử trước cuộc bầu cử vào ngày 5/11 tới.
Phản ứng lại vụ việc, trong một tuyên bố trên nền tảng truyền thông xã hội Truth vào ngày 27/8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng bản cáo trạng mới mà công tố việc đặc biệt Jack Smith đưa ra là bản cáo trạng vô lý chống lại ông trong nỗ lực hồi sinh "Cuộc săn phù thủy đã chế.t ở Washington, D.C." và cần phải bị bác bỏ ngay lập tức.
Chỉ sau 2 giờ khi ông Smith đệ trình cáo trạng mới, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã gửi một email gây quỹ đến cử tri và kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ ông.
Iran yêu cầu Mỹ đưa ra bằng chứng khi bị cáo buộc can thiệp bầu cử Trong một tuyên bố, phái đoàn thường trực Iran tại Liên Hợp quốc nói rằng, Mỹ cần cung cấp cho chính quyền Iran bằng chứng sau khi cáo buộc nước này can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Toàn cảnh một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ ngày 12/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS...