Iran ‘nhùng nhằng’ trong đàm phán, Mỹ muốn gia tăng sức ép
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn gia tăng sức ép đối với Iran trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân bị đình trệ và Tehran đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn gia tăng do làn sóng biểu tình.
Mỹ đang cân nhắc các quy định hạn chế chặt chẽ hơn đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran. (Nguồn: Reuters)
Các nguồn tin Mỹ ngày 31/7 cho biết, chính quyền Mỹ đang cân nhắc các lựa chọn nhằm gia tăng sức ép, bao gồm quy định hạn chế chặt chẽ hơn đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran, cũng như biện pháp trừng phạt mới đối với các chương trình tên lửa và máy bay không người lái của nước này.
Những biện pháp trên có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên sau nỗ lực kéo dài nhiều tháng nhằm khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Mỹ đã cảnh báo rằng tiến trình đàm phán với Iran về việc khôi phục JCPOA không thể diễn ra vô thời hạn, đồng thời chỉ trích Tehran vì không tiếp tục tham gia vòng đàm phán gián thứ 7 ở Vienna (Áo).
Trước đó, Iran thông báo tiến trình đàm phán tại Vienna sẽ không được nối lại trước khi chính phủ mới của nước này nhậm chức vào tháng 8.
Iran không chấp nhận bị gây sức ép trong đàm phán hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi - trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran ngày 25/4 khẳng định Tehran không chấp nhận bị gây sức ép trong tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang diễn ra ở Vienna (Áo).
Các máy ly tâm bên trong cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc họp với Ủy ban An ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran, ông Araqchi tuyên bố: "Chưa ai có thể đoán trước tiến trình đàm phán sẽ kéo dài trong bao lâu. Chúng tôi không chấp nhận hình thức đàm phán gây sức ép. Nếu cảm thấy các đối tác không nghiêm túc hay có ý đồ câu giờ hoặc đưa thêm các vấn đề khác vào thảo luận, chúng tôi sẽ ngừng đàm phán. Chúng tôi cũng không vội vàng bởi vì có nhiều vấn đề nghiêm túc trong tiến trình đàm phán, vốn cần được cân nhắc và thảo luận".
Ông Araqchi nhắc lại quan điểm của nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei rằng Tehran sẽ chỉ khôi phục các cam kết được đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), nếu Mỹ dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận JCPOA sẽ tiếp tục trong tuần này. Từ đầu tháng 4, các nhà ngoại giao từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Iran và Nga đã nhóm họp tại một khách sạn ở Vienna, trong khi các nhà ngoại giao Mỹ gián tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán từ một khách sạn gần đó. Đây được coi là cơ hội tốt nhất để khôi phục JCPOA khi Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tái tham gia thỏa thuận nếu Tehran tuân thủ trở lại các điều khoản. Mỹ đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA, vì vậy, Iran không chấp nhận việc Mỹ cử phái đoàn tham gia đàm phán trực tiếp nếu chưa dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết dù các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng nghiêm trọng giữa Washington và Tehran. Theo quan chức này, sự khác biệt chính là biện pháp trừng phạt nào Mỹ cần dỡ bỏ và Iran cần thực hiện bước đi nào để tiếp tục tuân thủ những cam kết nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của mình. Các nước Anh, Pháp và Đức khuyến khích tất cả các bên nắm bắt cơ hội ngoại giao trước mắt và lên án bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng có thể gây nguy hiểm cho những tiến bộ đã đạt được.
IAEA xác nhận Iran bắt đầu làm giàu urani ở mức 60% Cơ quan Năng lương nguyên tư quôc tê (IAEA) ngay 17/4 khăng đinh Iran đa băt đâu qua trinh lam giau urani ơ mưc tinh khiêt 60% tai nha may lam giau nhiên liêu Pilot thuôc cơ sơ hat nhân Natanz, qua đo xac nhân cac tuyên bô trươc đo cua giơi chưc nươc Công hoa Hôi giao. Các máy ly tâm bên...