Iran nêu điều kiện tiếp tục hợp tác với IAEA
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 9/1, nghị sỹ Quốc hội Iran Ahmad Amirabadi Farahani tuyên bố Tehran sẽ trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trừ phi được dỡ bỏ các lệnh cấm vận trước ngày 21/2.
Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Farahani cho biết hồi tháng 11/2020, Quốc hội Iran đã thông qua luật yêu cầu chính phủ đình chỉ việc IAEA thanh tra các cơ sở hạt nhân của Tehran, đồng thời tăng tốc làm giàu urani vượt mức tối đa theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015, nếu quốc tế không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nước này. Ngày 2/12, Hội đồng Giám hộ Iran đã thông qua thành luật và chính phủ khẳng định sẽ thực thi luật này.
Nghị sỹ Ahmad Amirabadi Farahani nêu rõ: “Theo luật này, nếu Mỹ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt về tài chính, ngân hàng và dầu mỏ trước ngày 21/2, chúng tôi sẽ dứt khoát trục xuất các thanh sát viên IAEA khỏi đất nước”.
Trước đó, ngày 8/1, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nhấn mạnh các lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này phải được dỡ bỏ ngay lập tức.
Trong bài phát biểu phát trên truyền hình, ông Khamenei nêu rõ: “Chúng tôi không đòi hỏi hoặc vội vã để Mỹ trở lại với thỏa thuận. Nhưng đòi hỏi chính đáng của chúng tôi là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Những lệnh trừng phạt này phải được dỡ bỏ ngay lập tức. Nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, sự trở lại của Mỹ mới có ý nghĩa”.
Căng thẳng liên quan thỏa thuận hạt nhân ký giữa các cường quốc và Iran, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), gia tăng kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại thỏa thuận. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani.
Người gốc Việt ở Mỹ sốc trước vụ bạo loạn tại quốc hội
Nhiều người gốc Việt cho hay họ bị sốc và cảm thấy xấu hổ khi mấy chục năm sống ở Mỹ lần đầu chứng kiến phiên họp quốc hội bị tấn công.
Video đang HOT
"Suốt ngày hôm nay nước Mỹ hốt hoảng. Tôi xem ảnh và video mà cứ tưởng đó là ở một đất nước ở Trung Đông nào đó ", Huy Phạm, một người gốc Việt ở bang California, chia sẻ với VnExpress .
Người ủng hộ Trump cố kéo đổ hàng rào an ninh của cảnh sát trước tòa quốc hội hôm 6/1. Ảnh: AP .
Hỗn loạn xảy ra tại Đồi Capitol hôm 6/1 khi đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump đối đầu với cảnh sát, hò hét, vẫy cờ Trump, đạp đổ rào chắn và tràn vào trong khi quốc hội đang họp để chứng nhận chiến thắng của Joe Biden. Một số cửa sổ bị đập vỡ, lực lượng an ninh đã sử dụng hơi cay khi cố gắng giải tán đám đông. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị bắt. Cuộc họp đã bị dừng lại trong khi các nghị sĩ tìm nơi ẩn nấp hoặc được sơ tán.
Hành động bạo lực của những người ủng hộ Trump khiến người gốc Việt phẫn nộ.
" Tại sao Trump luôn ca ngợi pháp luật và trật tự nhưng người ủng hộ ông ấy lại xông vào quốc hội ? Biểu tình ôn hòa có thể chấp nhận nhưng xông vào toà nhà quốc hội thì không thể", An Miên, một phụ nữ gốc Việt ở California, nói. "Trump ủng hộ biểu tình nhưng cũng không thể biết người ủng hộ sẽ làm gì nên ông ấy cần cẩn trọng trong mỗi phát ngôn".
Anh Huy cũng cho rằng những cảnh tượng xảy ra ở Đồi Capitol là quá đáng sợ và "phi Mỹ". "Xin đừng xúc phạm người dân Mỹ và hệ thống của chúng tôi. Người dân từ cả hai phe đã bỏ phiếu và cuộc bầu cử này đã được cơ quan An ninh Nội địa xem là an toàn nhất trong lịch sử Mỹ", anh nói. "Tôi không biết nói gì nữa nếu có người ủng hộ những hành động hôm nay".
"Hôm nay là một ngày đen tối của nước Mỹ, dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng tôi không tưởng tượng được việc phải có lực lượng an ninh bảo vệ bên ngoài thì quốc hội mới có thể chứng nhận kết quả cử tri đoàn, điều mà trước đây có bi quan lắm người ta cũng không thể nghĩ tới. Chắc chắn đây là một vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ", Derek Phạm, một nhà báo gốc Việt, nhận xét.
Cảnh sát buộc người biểu tình nằm xuống đất tại một hành lang bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: AP .
Bạo lực cũng đặt ra câu hỏi về công tác an ninh tại tòa quốc hội Mỹ. Anh Huy cho rằng phản ứng của cảnh sát lần này chưa đủ nhanh và mạnh, so với những cuộc đàn áp người biểu tình Black Live Matter mùa hè năm ngoái.
Anh Công Minh, một cử tri trung lập ở bang Florida, cho hay anh không bất ngờ về việc người biểu tình sẽ có hành vi bạo lực, nhưng bất ngờ vì họ dễ dàng vào được Đồi Capitol.
"Điều đó chứng tỏ sự yếu kém và thiếu chuẩn bị của cảnh sát", anh nói. "Việc xâm nhập tòa nhà quốc hội trong khi phó tổng thống và các nghị sĩ đang tiến hành kiểm phiếu đại cử tri, một hoạt động được quy định trong hiến pháp, làm ngừng trệ quốc hội, người đại diện hợp pháp của cử tri toàn quốc, là một vi phạm trắng trợ hiến pháp, an ninh và dân chủ Mỹ".
Trong khi đó, trên những diễn đàn ủng hộ Trump, những người gốc Việt theo cánh hữu cũng bày tỏ buồn và sốc nhưng là vì "công lý không được thực thi" và "máu đã đổ ở Washington". Nhiều ý kiến bênh vực đám đông biểu tình, cho đây là "giọt nước tràn ly" và cáo buộc vụ bạo lực là "ý đồ của đảng Dân chủ".
"Họ ăn lương của dân mà không làm theo ý dân thì bị lật đổ là đúng rồi", một người đàn ông viết, nhắc đến các nghị sĩ quốc hội.
"Tôi nghi ngờ đảng Dân chủ đã gây ra vụ đập phá để khiến ông Trump mang tiếng. Đất nước này sẽ đi về đâu nếu không có Trump", người khác bình luận.
Nhiều người còn chia sẻ các bức ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội với cáo buộc thành viên của nhóm cánh tả Antifa đã cố tình trà trộn vào đám đông ủng hộ Trump và gây rối. Họ thậm chí đưa ra giả thuyết cảnh sát đã "tiếp tay" cho vụ bạo lực.
" Antifa đã cố tình phá cuộc họp để người dân không được xem và nghe các nghị sĩ phản đối kết quả bầu cử trình bày. Rõ ràng đây là hành động có ý đồ của phía Dân chủ ", một người bày tỏ nghi ngờ.
"Tại sao lại họ lại được mở cửa vào toà nhà quốc hội một cách tự do như vậy?Chắc gì người bị bắn đã là phe ủng hộ Trump. Người bắn là ai thì từ từ biết nhưng chắc chắn không phải người ủng hộ Trump", một người khác đồng quan điểm. "Những người ủng hộ Trump luôn yêu hòa bình".
Julia Ngô, một người ủng hộ Trump ở California, cho hay cô phản đối bạo lực và những kẻ phá rối nhưng cũng chỉ trích phe cánh tả khi không lên án những nhóm ủng hộ phong trào Black Live Matters và Atinfa, nhóm mà cô cho là thủ phạm đằng sau vụ việc.
"Phe cánh tả ủng hộ bạo lực không có nghĩa là chúng tôi cũng thế. Nhưng họ nên hiểu tại sao sự việc hôm nay lại xảy ra. Các chính trị gia đó đã làm gì với đất nước này?", Julia nói. " Tất cả đã được dàn xếp sau hậu trường ".
Tuy nhiên, anh Công Minh cho rằng thủ phạm gây rối có phải Antifa hay không không quan trọng mà vấn đề nằm ở chỗ Tổng thống Trump là người đã khởi xưởng và dẫn tới "ngày đen tối này". Việc đổ lỗi cho phe cánh tả là "luận điệu bào chữa yếu ớt của người ủng hộ Trump".
"Trong một video phát biểu sau vụ hỗn loạn, Trump lên tiếng kêu gọi mọi người về nhà, nhưng lời lẽ của ông không đủ lên án báo lực và phản ánh sự nghiêm trọng của sự việc", anh nói. " Những nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử của Trump cho thấy Trump là người bất chấp pháp luật và các cơ chế của dân chủ Mỹ ".
Anh Minh cho rằng từ nay tới ngày 20/1, khi Biden tuyên thệ nhậm chức, Trump có thể "làm những điều kỳ quái" nhưng lạc quan rằng sẽ không có biến động gì lớn.
"Sau những gì xảy ra trong 2 tháng qua, tôi nhận thấy nền dân chủ Mỹ cực kỳ mạnh, kinh tế và thị trường chứng khoán chắc chắn", anh Minh cho hay. "Nếu là nước khác, sự việc hôm nay có thể đã khiến thị trường chứng khoán bị vỡ hoặc dẫn tới xung đột lớn".
Vài giờ sau hỗn loạn, quốc hội Mỹ đã nối lại cuộc họp và nghị sĩ lưỡng đảng đang tiếp tục kiểm phiếu đại cử tri. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố "sẽ không cúi đầu trước sự vô pháp hay sự đe dọa" và quốc hội sẽ chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Động thái đặt dấu chấm hết cho Trump này khiến những người ủng hộ ông vô cùng bi quan. Họ cho hay bị thất vọng hết lần này đến lần khác khi nỗ lực theo đuổi pháp lý của Tổng thống Mỹ đến nay vẫn không đạt được tiến triển nào. Tuy nhiên, họ khẳng định dù có chuyện gì xảy ra, tình cảm với Trump vẫn không thay đổi.
Với chị Julia, Trump "sẽ đi vào lịch sử với tư cách tổng thống Cộng hòa cuối cùng và từ nay về sau đảng Cộng hòa sẽ không còn tổng thống nào nữa".
"Một ngày hỗn loạn sắp kết thúc. Tôi dự đoán rằng hai đảng sẽ quyết định hủy mọi tranh luận và chọn con đường dễ dàng là chứng nhận cho kẻ gian lận!", chị Julia nói. "Hàng trăm năm sau, mọi người vẫn sẽ nhắc đến năm 2020 và 2021. Dù họ có yêu hay ghét Trump, sự kiện này sẽ đi vào lịch sử, khoảnh khắc hàng triệu người người lao động Mỹ bừng tỉnh và nhận ra đất nước của họ đã bị phá hủy như thế nào bởi những người theo chủ nghĩa toàn cầu, những chính trị gia tham nhũng và những người ngu dốt đã ủng hộ một cuộc bầu cử gian lận!".
Độc đáo công nghệ chiết xuất nước uống từ không khí Một dự án mới sử dụng năng lượng Mặt Trời để chiết xuất trực tiếp nước uống từ không khí đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc sống của người dân ở Dải Gaza. Ông Michael Mirilashvili chủ dự án phát triển hệ thống sản xuất nước từ không khí tại Dải Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN Từ lâu, người dân sinh sống...