Iran muốn châu Âu độc lập với Mỹ
Iran khẳng định không đảo ngược quyết định tăng làm giàu uranium quá hạn mức đặt ra trong thỏa thuận JCPOA, chừng nào đạt được “đầy đủ quyền lợi” của một mối quan hệ kinh tế với EU dưới thoả thuận này.
Ông Ali Shamkhani, một quan chức an ninh cấp cao và người đại diện của Lãnh tụ Tối cao Iran, đã có những phát biểu trên khi gặp gỡ nhà ngoại giao cấp cao được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cử đến Tehran.
Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani.
Lời cảnh báo của ông Shamkhani cho thấy, Anh, Pháp và Đức đang gặp phải vô số thách thức trong việc giữ cho hiệp ước hạt nhân không sụp đổ. Ông Shamkhani cho biết chiến lược của Iran là không thể bị lung lay, và các nước châu Âu đã không cho thấy đủ quyết tâm giữ vững những cam kết của mình trong thoả thuận.
Chuyến thăm dài hai ngày của cố vấn ngoại giao Pháp Emmanuel Bonne đến Tehran được cho là nỗ lực cuối cùng để có được một thoả thuận trước khi châu Âu quyết định đưa các hành động của Iran vào cơ chế giải quyết xung đột chính thức trong JCPOA.
Nếu cơ chế xung đột không thể giải quyết các bất đồng, nhiều khả năng EU sẽ tái áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran, vốn đã được gỡ bỏ khi ký JCPOA.
Ông Ali Shamkhani và ông Emmanuel Bonne gặp gỡ tại Tehran
Tehran đã yêu cầu EU phải làm nhiều hơn để bù đắp cho quyết định rút lui khỏi hiệp ước của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo ông Shamkhani, Tehran cho rằng hành động của mình nằm trong khuôn khổ JCPOA, được phép giảm bớt các cam kết nếu bên còn lại thất bại trong việc tuân thủ thỏa thuận.
Iran từ lâu đã tỏ ra bực bội với tiến triển chậm trễ của châu Âu trong việc thiết lập một cơ chế tài chính được thiết kế để phòng tránh tác động của các cấm vận từ phía Mỹ lên các tập đoàn có mong muốn giao thương với Iran. EU cho biết tiến triển chậm trễ này là do các khó khăn về kĩ thuật và pháp lý, chứ không phải do sự thiếu quyết tâm, nhưng Tehran thì đang mất đi lòng tin.
Ông Shamkhani khẳng định Iran sẽ kháng cự trước áp lực từ Mỹ. Ông nói: “Iran đã chứng tỏ được trong thực tế rằng, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quốc phòng, chúng tôi có năng lực và khả năng quản lý và đối đầu với nhiều áp lực và thách thức khác nhau. Các bạn không thể dùng ngôn ngữ của sự ép buộc”.
Ông cho biết châu Âu không nên để Mỹ bắt làm con tin, và phải thể hiện sự độc lập của mình đối với Mỹ.
Về phần mình, ông Bonne cho biết: “Tôi không đến Iran với tư cách một người hoà giải, và tôi không mang thông điệp nào của Mỹ đến Tehran cả. Với vai trò và tầm ảnh hưởng không thể chối cãi của Iran trong khu vực, Paris rất mong muốn có thể tiếp tục đối thoại và hợp tác với Iran để kiểm soát các cuộc khủng hoảng hiện tại ở Syria, Yemen, Iraq và Lebanon”.
Anh Thư
Theo Vietnamnet
Cháy Nhà thờ Đức Bà Paris gây thiệt hại khổng lồ tới mức nào?
Nhà thờ Đức Bà Paris mang trên mình tất cả những giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, văn hoá để trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp và châu Âu.
Video: Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa
Ngọn lửa cơ bản được khống chế từ khoảng 2 giờ sáng theo giờ Pháp, tức 7 giờ sáng 16/4 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng cứu hỏa vẫn phải tiếp tục chiến đấu với những đám cháy nhỏ bên trong nhà thờ, đặc biệt là phải bơm nước để làm nguội hiện trường trước nguy cơ một số vị trí có thể sụp đổ do nhiệt độ cao, đồng thời ngăn ngừa ngọn lửa bùng phát trở lại.
Lực lượng cứu hỏa cũng được triển khai đến mọi vị trí trong nhà thờ để đánh giá cơ bản những thiệt hại đã xảy ra. Theo một nguồn tin từ lực lượng cứu hộ, 2/3 diện tích Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị lửa tàn phá. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất đã không xảy ra, các nỗ lực dập lửa suốt đêm đã giúp giữ được cấu trúc chính và mặt tiền của nhà thờ, giúp cho khả năng khôi phục trong thời gian tới thuận lợi hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp người dân hay khách du lịch nào bị thương trong vụ cháy, tuy nhiên 1 lính cứu hỏa đã bị thương nặng trong quá trình làm nhiệm vụ.
(Đồ họa: CNN)
Những sản vật vô giá
Phát ngôn viên của nhà thờ Andre Finot nói với các phóng viên rằng gần như mọi thứ bên trong gần như đã bị thiêu rụi và sẽ chẳng còn gì ngoài những khung hình trơ trọi bên trong. Ông Finot cho biết một số cấu trúc bằng gỗ từ thời trung cổ, điều kỳ diệu truyền cảm hứng cho hàng trăm triệu người tới thăm trong nhiều thế kỷ qua đã phá hủy, nhưng rất may các di vật tôn giáo linh thiêng nhất đã được bảo quản an toàn.
Theo tờ Figaro, 16 bức tượng trang trí trên mái của nhà thờ Đức Bà đã được dỡ xuống vào tuần trước theo một dự án trùng tu.
Cụ thể, 12 bức tượng của các tông đồ và 4 bức tượng của các nhà truyền giáo vốn nằm trên mái nhà thờ trong hơn 150 năm đã được dỡ xuống vào tuần trước và gửi đi phục hồi. Theo dự án, các bức tượng sẽ được trả lại vào vị trí cũ trên nóc nhà thờ vào năm 2022.
Trần nhà thờ chứa hàng nghìn dầm gỗ sồi, một số trong đó có niên đại từ thế kỷ thứ 12. (Ảnh: CNN)
Theo ước tính, 13.000 cây sồi 300-400 tuổi bị đốn hạ để làm khung xà cho nhà thờ vào thời điểm nó được xây dựng. (Ảnh: Itscarmen)
Điểm nổi bật nhất bên trong nhà thờ chính là 3 bộ ô kính hình hoa hồng có niên đại từ thế kỷ 13.
Khu vực bên dưới nhà thờ là một hầm mộ cách mặt đất khoảng 79 m, được phát hiện trong cuộc khai quật năm 1965 và mở cửa cho du khách tham quan từ năm 1980. Đây là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ thời La Mã. (Ảnh: Wikimedia)
Biểu tượng của kiến trúc, tôn giáo, văn hóa
Trước khi bị hỏa hoạn thiêu rụi, nhà thờ Đức Bà là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất nước Pháp và được xem là trái tim của thủ đô Paris.
Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) không chỉ là biểu tượng của thủ đô Paris mà còn là một trong các biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây.
Nhà thờ Đức Bà Paris, với các mái vòm cong hình xương cá đối xứng hai bên, là công trình tôn giáo nổi tiếng nhất của phong cách kiến trúc gothic. Nhìn từ phía ngoài, nhà thờ Đức Bà Paris nổi bật trên nền trời Paris, đặc biệt với những ai đi du thuyền trên sông Seine và chiêm ngưỡng mặt bên của nhà thờ với các tháp nhọn (flèche), các mái vòm xương cá (combles) và các ống máng nước (gargouille) mặt quỷ nổi tiếng. Bên trong nhà thờ là mái trần cao vút với các tấm kính (vitraux) và ô cửa sổ vạn hoa (rosaces) đầy màu sắc.
Theo ước tính, Nhà thờ Đức Bà đón khoảng 35.000 lượt khách mỗi ngày, gần gấp đôi tháp Eiffel. Con số ấn tượng này biến nơi đây trở thành công trình lịch sử đón nhiều khách du lịch nhất tại châu Âu. (Ảnh: Pixabay.com)
Tất cả vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà Paris được nhân lên trong văn học, với tiểu thuyết kinh điển "Nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo, văn hào lỗi lạc của nước Pháp. Tác phẩm của Victor Hugo đã mang "nàng Esmeralda" hay "thằng gù Quasimodo" đi khắp thế giới, biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành địa danh trong mơ của nhiều thế hệ độc giả toàn cầu.
Sau hơn 8 thế kỷ tồn tại, Nhà thờ Đức Bà Paris mang trên mình tất cả những giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, văn hoá... để trở thành một trong những biểu tượng lớn nhất của nền văn minh thiên chúa giáo phương Tây. Với nước Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris là bản sắc dân tộc sâu đậm nhất của quốc gia này.
Video: Vẻ đẹp tráng lệ của Nhà thờ Đức Bà Paris
Không chỉ là tòa lâu đài tráng lệ với những tòa tháp và tháp nhọn, những trụ đá và kính màu thu hút những người yêu nghệ thuật và kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới, đối với các thế hệ người Công giáo, đây cũng là nơi hành hương và cầu nguyện. Nhà thờ là nơi tập hợp các thánh tích bao gồm một mảnh Gỗ Thánh Giá - được nhiều người tin là một phần của "thánh giá thực sự" mà Chúa Giêsu bị đóng đinh - và phần được cho là một trong những chiếc đinh Người La Mã dùng để đóng đinh ông.
Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một kho lưu trữ lịch sử và tôn giáo, nó còn có vị trí không nhỏ trong trái tim của nhiều người.
Dù hiện tại các thiệt hại chưa được tính toán cụ thể nhưng với quy mô nghiêm trọng của vụ cháy, giới chuyên gia bảo tồn Pháp cho rằng việc phục hồi hoàn toàn Nhà thờ Paris như trước khi vụ cháy diễn ra sẽ phải diễn ra trong hàng chục năm trời, thậm chí nhiều hơn. Số tiền bỏ ra chắc chắn cũng sẽ là con số khổng lồ.
(Tổng hợp)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Đối thoại giữa Nga và NATO còn ít hơn cả thời Chiến tranh Lạnh Tướng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc NATO hiện không còn hiểu Nga như trước. Trả lời phỏng vấn của tờ Associated Press, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tối cao quân đồng minh NATO ở châu Âu, Tướng Curtis Scaparotti, cho rằng Nga và các nước phương Tây cần duy trì liên lạc chặt chẽ hơn để hiểu rõ hơn về ý...