Iran mua 60 triệu liều vaccine COVID-19 của Nga
Iran đã hoàn thành thỏa thuận mua 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga trong bối cảnh nước này đang đối phó làn sóng dịch thứ tư.
Ảnh tiêm vaccine Sputnik V tại bệnh viện Imam Khomeini ở Tehran ngày 15/4. Ảnh: AP
Hãng thông tấn IRNA ngày 15/4 dẫn thông báo của Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali xác nhận hợp đồng đã được “ký và hoàn tất” với số lượng vaccine để tiêm 2 liều cho 30 triệu người dân. Đại sứ Kazem Jalali cũng thông báo Iran sẽ nhận số vaccine này vào cuối năm 2021.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mới chỉ có 200.000 liều vaccine COVID-19 được phân phối tại quốc gia 84 triệu dân. Trong khi đó, dựa trên COVAX – chương trình đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu-do Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hình thành, Iran vào ngày 12/4 đã nhận 700.000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca từ Hà Lan.
Từ tháng 12/2020, Iran đã khởi động thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 do nước này tự điều chế, dự kiến sản phẩm này sẽ được phân phối trong mùa Xuân năm nay. Bên cạnh đó, Iran cũng phối hợp với Cuba để điều chế vaccine phòng COVID-19. Iran còn lên kế hoạch nhập khẩu hàng triệu liều vaccine COVID-19 từ quốc gia khác và 17 triệu liều thuộc chương trình COVAX.
Vào đầu năm 2021, Iran đã khởi động chương trình tiêm vaccine COVID-19 sử dụng Sputnik V để ưu tiên các nhân viên y tế.
Video đang HOT
Từ 10/4, Iran đã áp dụng lệnh phong tỏa kéo dài 10 ngày trước tình trạng xuất hiện làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại nước này.
Giới chức yêu cầu hầu hết các cửa hiệu đóng cửa và các cơ quan chỉ hoạt động ở mức 1/3 so với bình thường tại các thành phố nằm trong danh sách “vùng đỏ” với tỷ lệ lây nhiễm cao.
Tehran và 250 thành phố, thị trấn khác khắp Iran đã được xếp vào danh sách “vùng đỏ”. Những khu vực này có tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cao nhất quốc gia Hồi giáo này và cũng áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất. Khoảng 85% diện tích Iran được xếp vào danh mục “vùng đỏ” và “vùng cam”-tỷ lệ mắc COVID-19 thấp hơn.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Iran đã tăng mạnh sau lễ Nowruz-năm mới của người Ba Tư. Hàng triệu người dân Iran đã đổ đến các điểm du lịch nổi tiếng hoặc tập trung đông đúc tại những khu chợ để mua sắm, tới các gia đình để ăn mừng…
Iran tuyên bố có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tăng mạnh số ca mắc COVID-19 mới, nhưng khẳng định thủ phạm chính là biến thể virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Anh đã xâm nhập vào nước này từ Iraq.
Iran tiếp cận Mỹ, đặt 7 điều kiện tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân
Tờ al-Jarida (Kuwait) ngày 24/1 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Iran đặt ra 7 điều kiện để khởi động lại tiến trình đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Bên trong cơ sở hạt nhân Fordow của Iran tại thành phố Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức ngoại giao Iran đã tiếp xúc với một số thành viên trong chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, đề cập 7 điều kiện cần thiết để hai bên có thể tái khởi động đối thoại. Hoạt động ráp nối này đã được thực hiện trước thời điểm ông Biden lên nhậm chức Tổng thống và được thực hiện theo kênh phi chính thức.
Theo điều tra của al-Jarida, Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Majid Takht Rawanji đã được triệu hồi về nước để thảo luận về khả năng mở các cuộc tiếp xúc với chính quyền mới ở Mỹ. Ông trở lại New York sau đó với bản danh sách gồm 7 điều kiện Tehran đặt ra trước Washington về tái đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA).
Điều kiện đầu tiên liên quan đến dỡ cấm vận. Iran không chấp nhận dỡ cấm vận một phần, bởi Tehran cho rằng JCPOA là một thỏa thuận không thể phân tách. Iran vì thế sẽ đòi hỏi Mỹ thực thi toàn bộ các khía cạnh liên quan đến JCPOA, trong đó có điều khoản dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt.
Kế đến là cơ chế giải quyết bất đồng. Mọi xung đột về JCPOA sẽ phải được thảo luận trong một khung chính thức của ủy ban đàm phán. Một trong những điểm bất đồng có thể sẽ được Iran nêu ra là đòi bồi thường tổn thất tài chính nước này phải gánh chịu từ hành động từ bỏ JCPOA của chính quyền Trump, nhất là hệ quả của đòn cấm vận tài chính.
Ở điều khoản thứ 3, Iran sẽ không chấp nhận ràng buộc giữa thỏa thuận hạt nhân với các vấn đề khác, nhất là chương trình tên lửa cũng như các kết nối, can dự của Tehran ở khu vực Trung Đông.
Iran cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ sự tham gia của một thành viên mới nào, nhất là các nước trong khối A-rập vùng Vịnh, vào thỏa thuận mới. Tehran yêu cầu bảo lưu cơ chế đàm giữa Iran với 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga) và Đức (gọi tắt là Nhóm P5 1).
Nếu nảy sinh vấn đề liên quan đến các nước trong khu vực, sẽ phải tiền hành tiếp xúc riêng rẽ và không nằm trong gói đàm phán hạt nhân- đó là đòi hỏi thứ 5.
Không đàm phán về chương trình tên lửa, nhưng Iran sẽ để ngỏ đối thoại về kiểm soát vũ trang khu vực dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Ở điểm thứ 6 này, Iran đặc biệt quan ngại về tên lửa và vũ khí hạt nhân của Israel.
Cuối cùng, Iran không chấp nhận giải pháp hai nhà nước đối với Israel và người Palestines. Thay vào đó, Tehran ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc tiến hành đối với người Palestines và người Do thái về vấn đề "đất đai".
Thông tin về "đề nghị 7 điểm" trên xuất hiện tại thời điểm chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho là có ý định quay trở lại JCPOA, đã mở các cuộc đàm phán với Tehran thông qua kênh phi chính thức và thông báo cho Israel về tiến trình tiếp xúc này.
Về phần mình, Israel tìm cách tác động để Mỹ chấp nhận đề xuất: sự trở lại thỏa thuận hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải bao gồm điều khoản hạn chế chương trình tên lửa của Iran cũng như các hành động mà Israel cho là "gây mất ổn định tại khu vực".
Theo truyền thông Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu dự kiến sẽ phái Yossi Cohen - Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, tới Washington trong tháng tới để nêu yêu cầu của Israel đối với chính quyền Joe Biden về bất kỳ phiên bản mới nào của JCPOA. Ông Cohen - đồng nghiệp tin cậy nhất của ông Netanyahu, sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Israel tiếp xúc với tân Tổng thống Joe Biden. Dự kiến ông cũng sẽ có cuộc gặp với Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Đàm phán cứu vãn JCPOA: Vạn sự khởi đầu nan Việc Iran ngày 10/4 thông báo đã bắt đầu đưa vào hoạt động các máy ly tâm tiên tiến làm giàu urani với tốc độ nhanh hơn tại nhà máy Natanz, là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tiến trình đàm phán vừa được nối lại để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, còn nhiều chông gai và trắc...