‘Iran lặng lẽ săn mồi’
Mỹ vốn chỉ quen liệt kê danh sách các tổ chức khủng bố, thậm chí cáo buộc một quốc gia tài trợ khủng bố chứ không quen bị “bêu tên”.
Khi Mỹ bị coi là khủng bố
Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin Quốc hội nước này ngày 7/1 đã tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng Mỹ ( Lầu Năm Góc) là “tổ chức khủng bố”.
IRNA nêu rõ: “Theo cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ Iran, tất cả các thành viên của Lầu Năm Góc, các tổ chức và công ty trực thuộc, cũng như các chỉ huy Mỹ đã lên kế hoạch và thực hiện vụ ám sát” Tướng Qassem Soleimani, cựu Tư lệnh đơn vị đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), bị liệt vào danh sách đen.
Chiếc xe chở Tướng Iran Soleimani trúng tên lửa từ máy bay không người lái của Mỹ
Hôm 3/1, ngay sau khi Mỹ không kích sân bay Baghdad, sát hại Tướng Soleimani, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã tuyên bố đây là một hành động “khủng bố quốc tế”.
Ngoại trưởng Javad Zarif khẳng định: “Đây là một động thái leo thang vô cùng nguy hiểm và ngu xuẩn… Ông ấy là người có ảnh hưởng nhất trong cuộc chiến chống các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và mạng lưới Al-Qaeda”.
Chính phủ Nicaragua ngày 4/1 cũng lên án các lực lượng Mỹ hành động khủng bố chống Thiếu tướng Qasem Soleimani và cảnh báo đề phòng những hậu quả tiêu cực của vụ tấn công trên đối với hòa bình quốc tế.
Theo truyền thông Nicaragua, chính phủ nước này đã ra thông cáo khẳng định sự gây hấn của Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. Đồng cảm với nhân dân Iran và Iraq, Nicaragua đã miêu tả tội ác của Washington là khủng bố quốc tế.
Bộ Ngoại giao Cuba ngày 4/1 có cùng quan điểm khi cảnh báo, nền hòa bình thế giới đang bị đe dọa sau khi Mỹ tiến hành vụ không kích nhằm vào Sân bay Quốc tế Bagdad ở Iraq và sử dụng tên lửa để ám sát có chọn lọc.
Thông cáo do Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Anayansi Rodriguez công bố nêu rõ, hành động của Washington có thể làm bùng nổ một cuộc xung đột lớn với những thiệt hại khôn lường về tính mạng con người, cũng như gây ra hậu quả cho nền hòa bình và ổn định của thế giới.
Thế giới Hồi giáo từ lâu đã coi Chính phủ Mỹ là “tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới”
Bộ Ngoại giao Cuba cũng lên án hành động của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Iraq. Trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez chỉ trích mạnh mẽ vụ không kích trên.
Ngoại trưởng Cuba cũng cảnh báo, những hành động hung hăng, đơn phương và phi lý của chính quyền Mỹ sẽ gây ra nguy cơ leo thang bạo lực nghiêm trọng ở khu vực Trung Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, hãng thông tấn bán chính thức Fars đưa tin Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani ngày 7/1 cho biết nước này đang cân nhắc 13 “kịch bản trả thù” nhằm đáp trả cuộc tấn công hôm 3/1 của Mỹ giết hại Tướng Qasem Soleimani tại Iraq.
Ông Ali Shamkhani được dẫn lời: “Những người Mỹ nên hiểu rằng cho đến nay 13 kịch bản trả thù đã được thảo luận tại hội đồng và dù là có một sự đồng thuận về kịch bản yếu nhất, thì việc thực hiện kịch bản đó vẫn có thể là một ác mộng lịch sử với những người Mỹ”.
Trước đó, phản ứng về lời đe dọa mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên tài khoản Twitter rằng sẽ Mỹ sẽ tấn công vào 52 địa điểm ở Iran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 6/1 cảnh báo rằng đừng ai nên đe dọa đất nước của ông.
Năm 1988, tàu hải quân Mỹ đã bắn hạ một máy bay hành khách của Iran khiến 290 người thiệt mạng
Trên tài khoản Twitter, ông Rouhani viết: “Những người nhắc đến con số 52 cũng nên nhớ tới con số 290. IR655″, đề cập đến vụ tàu chiến Mỹ bắn hạ một máy bay Iran mang số hiệu IR655 hồi năm 1988 làm 290 người thiệt mạng”.
Ông Rouhani nêu rõ: “Đừng bao giờ đe dọa đất nước Iran”.
Giữa bão căng thẳng, Ngoại trưởng Oman Yousuf bin Alawi bin Abdullah ngày 7/1 có chuyến thăm tới Tehran. Tại đây ông cho biết, Mỹ muốn giảm bớt căng thẳng ở khu vực.
Oman duy trì quan hệ hữu nghị với cả Mỹ và Iran, từng làm trung gian cho hai nước vốn cắt đứt quan hệ ngoại giao sau cuộc cách mạng Iran năm 1979.
Iran lặng lẽ săn mồi?
Ngày 5/1, Tổng thống Mỹ đe dọa tiếp tục tấn công 52 mục tiêu của Iran nếu chế độ Teheran có ý định trả đũa vụ Mỹ không kích và tiêu diệt Tướng Qassem Soleimani.
Người đứng đầu Nhà Trắng viết trên Twitter rằng các đòn tấn công mới sẽ “cực kỳ mạnh tay và cực kỳ nhanh”.
Cố vấn quốc phòng của Đại giáo chủ Ali Khamenei, Chuẩn tướng Hossein Dehquan miêu tả các dòng bình luận này là “kỳ quặc và lố bịch”.
Chuẩn tướng Dehquan nói: “Chắc chắn sẽ không một sỹ quan Mỹ, một trung tâm chính trị, một căn cứ quân sự hay một tàu chiến nào của Mỹ được an toàn. Chúng tôi đều có thể tiếp cận họ”.
Bom đạn trên một tàu sân bay được Mỹ điều động từ Địa Trung Hải tới Vùng Vịnh
Trang CNN cho biết, từ Singapore tới Djibouti, từ Bahrain tới Brazil, Mỹ đang vận hành khoảng 800 căn cứ quân sự và hạ tầng hậu cần bên ngoài lãnh thổ chủ quyền của mình – một con số khổng lồ so với mọi quốc gia trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn là hàng trăm các cơ sở, cả lớn và nhỏ, hiện diện trên các vùng lãnh thổ Mỹ.
Mọi tài sản của Mỹ – kể cả các sỹ quan, các thuyền viên, các phi công hay lực lượng lính thủy đánh bộ – đều có thể trở thành mục tiêu bị tấn công. Carl Schuster, cựu Giám đốc điều hành chiến dịch tại Trung tâm Tình báo Chung của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, bình luận: “Có rất nhiều cách để một nhân sự Mỹ trở thành mục tiêu bị tấn công, chúng ta không thể bảo vệ toàn bộ họ”.
Theo CNN, mối đe dọa có thể đến từ các lực lượng Iran hoặc những lực lượng ủy nhiệm có mối liên hệ chặt chẽ với Tehran.
Cựu Giám đốc phụ trách khối chống khủng bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Christopher Costa bình luận: “Iran có một mạng lưới chân rết bí mật rộng lớn”.
Iran đủ kiên nhẫn “rình” con mồi lớn?
Một trong những lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hezbollah tại Lebanon là những người được cho là đứng đằng sau vụ tấn công nhằm vào doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở sân bay Beirut năm 1983, vụ đánh bom xe tự sát khiến 241 người Mỹ thiệt mạng.
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ trận Iwo Jima trên Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
Hezbollah cũng bị cáo buộc tiến hành vụ đánh bom tổ hợp quân sự Mỹ tại Tháp Khoba, Saudi Arabia, năm 1996 khiến 19 phi công thiệt mạng.
Thủ lĩnh Hezbollah tại Lebanon Hassan Nasrallah ngày 5/1 tuyên bố lực lượng này đã sẵn sàng “trả thù” cho cái chết của Tướng Soleimani.
Hải quân Mỹ hiện triển khai gần 300 tàu chiến. Chỉ có khoảng 1/3 số tàu này đang vận hành trên biển hoặc đồn trú tại các cảng biển ở nước ngoài, song chúng đều có thể trở thành các mục tiêu bị tấn công.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng William S.Cohen cho rằng với các biện pháp bảo đảm an ninh như hiện nay, những vụ tấn công là điều mà Mỹ khó có thể tránh khỏi.
Đặc nhiệm hải quân Mỹ
Dù Hải quân Mỹ đã triển khai các biện pháp mới để đảm bảo an toàn cho tàu biển tại các hải cảng, như thiết lập vùng cấm xung quanh tàu Mỹ, song giới phân tích cho rằng tại các cảng biển ở nước ngoài, những biện pháp đảm bảo này chỉ phát huy tác dụng nếu quốc gia chủ quản đảm bảo duy trì đúng yêu cầu.
Trong khi Mỹ thay đổi và nâng cấp các biện pháp phòng bị, kẻ thù của Mỹ cũng có những điều chỉnh linh hoạt tương ứng.
Iran được cho là đã huấn luyện các thợ lặn chuyên nghiệp với khả năng bơi và tiếp cận các tàu biển để gài mìn lên thân tàu, những chiến thuật mà các biện pháp an ninh khắt khe nhất cũng khó có thể phát hiện kịp thời.
Cựu quan chức quân đội Mỹ Carl Schuster đánh giá: “Các biện pháp an ninh chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tới các chiến dịch, nhất là khi liên quan tới các hoạt động tiếp liệu căn cứ, kiểm soát tàu bè hoặc nhân sự ra vào… Chúng ta không thể đảm bảo mọi thứ 24/24 trong suốt một thời gian dài”.
Trong khi đó, Iran luôn có sự kiên nhẫn và chờ đợi thời cơ có những lỗ hổng về an ninh.
Ông Schuster nhấn mạnh: “Họ sẽ luôn chờ đến lúc Mỹ lơi là cảnh giác… Họ không sợ những biện pháp siết chặt an ninh. Họ chỉ lo lắng về thất bại. Thứ duy nhất mà họ tập trung là thành công”.
Bảo Minh
Theo baodatviet.vn
Hình ảnh cuối cùng của tướng Iran Soleimani trước khi bị giết
Tướng Qassem Soleimani của quân đội Iran đã gặp gỡ Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah chỉ vài ngày trước khi ông bị giết trong một cuộc không kích của Mỹ gần sân bay Baghdad.
Những hình ảnh cuối cùng được biết đến của vị tướng người Iran cho thấy ông đã hôn lên trán của người lãnh đạo của tổ chức Hezbollah.
Tướng Quassem Soleimani (phải) và Tổng thư ký Hassan Nasrallah (trái)
Tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, đã mỉm cười khi ôm lấy Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah trong một cuộc gặp tại Beirut, Lebanon.
Trong một bức hình khác, có thể thấy vị chỉ huy đang quỳ gối cầu nguyện. Các bức ảnh được cho là đã được chụp vào tuần trước, và được truyền thông Iran công bố hôm 5/1.
Hai người tỏ ra rất thân thiết
Tổng thư ký Nasrallah đã thề sẽ trả thù cho cái chết của người bạn, nói rằng quân nhân Mỹ sẽ phải "trả giá" cho vụ không kích hôm 3/1.
Trong một bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình, ông cho biết: "Khi quan tài của các sĩ quan và chiến binh Mỹ bắt đầu về nước, Trump và chính phủ của ông ấy sẽ nhận ra rằng họ đã đánh mất khu vực này".
Hôm 5/1, Thủ tướng Iraq Adil Abdul Mahdi cho biết nhẽ ra ông có lịch gặp Tướng Qassem Soleimani vào đúng buổi sáng mà vị chỉ huy bị sát hại.
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
Hàng nghìn người Iraq dự đám tang tướng Iran Hàng nghìn người tập trung hôm nay ở Baghdad hô khẩu hiệu chống Mỹ và bày tỏ lòng tiếc thương với tướng Soleimani. Thi hài tướng Qassem Soleimani và những người khác chết trong cuộc không kích của Mỹ được đưa bằng xe bán tải đến Kadhimiya, quận có đa phần người Hồi giáo dòng Shiite sinh sống ở Baghdad. Tang lễ được...