Iran khơi mào cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông?
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran tại tỉnh Bushehr vừa được đưa vào hoạt động hồi giữa tháng 8 dẫn đến nhiều quan ngại về một cuộc chạy đua hạt nhân mới ở Trung Đông.
Hiện, nhà máy này đang hoạt động với 40% công xuất, giúp sản xuất 300 – 400 MW điện/ tháng. Theo Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi, nhà máy sẽ hoạt động hết công suất trong vòng hai đến ba tháng tới với sản lượng là 900 – 1000 MW/tháng.
Lò phản ứng hạt nhân thuộc nhà máy điện hạt nhân Bushehr.
Tuy nhiên, trước đó, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Mỹ và Israel ngay từ những ngày đầu. Sự phản đối này bắt nguồn từ nỗi lo sợ một khi Iran tiếp cận được công nghệ hạt nhân thì khả năng chế tạo một quả bom nguyên tử sẽ nằm trong tầm tay của họ.
Video đang HOT
“Nhà máy điện hạt nhân Bushehr nằm trên Vịnh Ba Tư. Nếu nó phát nổ, các đám mây phóng xạ, tùy thuộc vào hướng gió sẽ di chuyển tới Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Bahrain hay Qatar. Trong mọi trường hợp, đều gây ra một thảm họa môi trường khủng khiếp cho khu vực này”, Ali Ansari, một cố vấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Ali còn cho hay việc đưa nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua hạt nhân hòa bình ở khu vực Trung Đông.
“Theo sau Iran, Saudi Arabia cũng sẽ muốn sở hữu nền công nghiệp năng lượng hạt nhân. Thổ Nhỗ Kỳ ngày càng muốn thể hiện rõ vai trò là đầu tàu khu vực cũng đẩy mạnh việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Akkuyu. Còn Israel cũng sẽ không chỉ đứng ngoài vòng cạnh tranh này. Đầu tháng này, các cơ quan thông tấn Israel loan tin nước này sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Dimona, miền Nam đất nước”, các nhà phân tích Anh cảnh báo.
Israel, không giống như các quốc gia Trung Đông, không tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các lò phản ứng hạt nhân hiện nay của nước này mọc lên như nấm và hầu như không thể kiểm soát được. Do đó, một “cuộc chạy đua hạt nhân hòa bình” giữa các quốc gia Trung Đông sẽ cho phép Israel để hợp pháp hóa khả năng hạt nhân của mình.
Sẽ không có gì sai khi một quốc gia phát triển các chương trình điện hạt nhân. Song thực tế, Trung Đông là một khu vực đầy bất ổn, thi thoảng vẫn xảy ra vài xung đột khu vực. Do vậy, không phải là vô lý khi nhiều người lo ngại rằng phản ứng dây chuyền giữa các nước Trung Đông sau sự ra mắt của nhà máy điện hạt nhân Bushehr là đua nhau xây dựng các nhà máy điện hạt nhân sẽ có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân trong tương lai.
Khi đó phía Iran, đáp trả lại thái độ của Mỹ và Israel bằng tuyên bố rằng tất cả những cáo buộc trên là vô căn cứ.
“Chính quyền Iran cam kết thực hiện một chính sách cởi mở đối với các thanh sát viên quốc tế. Họ có quyền thanh tra đầy đủ đối với cả nhà máy điện hạt nhân Bushehr lẫn một nhà máy khác ở Natanz”, ông Alexander Alexander Gusev, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược và Dự báo Alexander Gusev nhận định.
Ngoài ra, ngay cả khi Iran bị chọc tức và các thanh tra quốc tế bị buộc phải rời khỏi các cơ sở hạt nhân của nước này thì Tehran sẽ không có đủ thời gian để làm giàu uranium, điều kiện tiên quyết để chế tạo một quả bom hạt nhân.
Theo Báo Đất Việt
Triều Tiên cảnh báo về một cuộc chạy đua hạt nhân mới
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc ngày hôm qua lên tiếng cảnh báo rằng, việc Mỹ hiện đại hoá vũ khí hạt nhân và mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa rốt cục sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua hạt nhân mới.
Đại sứ Sin Son.
Phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng về giải trừ hạt nhân, Đại sứ Sin Son cho rằng, nếu "quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất" (ám chỉ Mỹ) muốn ngăn chặn việc mở rộng vũ khí hạt nhân, thì bản thân nước này phải chứng minh bằng cách tham gia đàm phán Hiệp ước từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Sin Son nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Công hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là xoá bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Sin cho biết, những dự án hiện đại hoá bao gồm cả việc chế tạo vũ khí hạt nhân nhỏ để sử dụng như vũ khí thông thường và việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa cho thấy Mỹ "đã mất tính pháp lý cũng như đạo đức để rao giảng các nước khác về vấn đề này".
Đại sứ Sin không thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa được xây dựng nhằm đáp trả các nước bị coi là hiếu chiến. "Bản chất của hệ thống phòng thủ tên lửa không gì khác hơn là giành được ưu thế tuyệt đối về hạt nhân trước các nước đối thủ" - ông Sin nói và kết luận rằng, trong một thế giới đang thay đổi, ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, những hành động đó rốt cục chỉ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.
Hội nghị về giải trừ quân bị có sự tham gia của 65 nước là diễn đàn đa phương duy nhất trên thế giới về chính sách ngoại giao vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hội nghị này chưa đưa ra bất kỳ thông điệp quan trọng nào kể từ Hiệp ước cấm thử hạt nhân từ năm 1996, một hiệp ước vẫn đang bị đình trệ vì nhiều cường quốc, trong đó có Mỹ chưa phê chuẩn.
Lời cảnh báo nói trên của Đại sứ Sin Son được đưa ra ngay trước thềm cuộc gặp quan trọng giữa Đại sứ Mỹ Stephen Bosworth và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan tại New York trong hai ngày 28-29.7 nhằm tìm kiếm giải pháp nối lại vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân.
Vòng đàm phán 6 bên bao gồm Mỹ, Triều Tiên, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đã bị trì hoãn từ năm 2008.
Theo Lao động