Iran dùng cách bất ngờ này để né trừng phạt Mỹ và kiếm bộn tiền
Người Iran đang sử dụng Bitcoin để né các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước không ngừng leo thang.
Cơn sốt Bitcoin và các loại tiền ảo khác ở Iran đã tăng lên đều đặn kể từ tháng 4/2019. Một loạt các địa điểm, bao gồm trường học, nhà thờ Hồi giáo, nhà ở, nhà máy, công ty tư nhân và thậm chí cả chuồng ngựa đã được sử dụng làm nơi khai thác Bitcoin. “
Theo một nguồn tin, tính đến tháng 3/2018, người Iran đã đầu tư ít nhất 2,5 tỷ USD vào các loại tiền kỹ thuật số. Đối với một nền kinh tế như Iran, đây không phải là một khoản tiền ít ỏi.
Một số người đã tham gia chơi Bitcoin để kiếm lấy những tiền dễ dàng, nhưng có nhiều người ở Iran xem việc này như là cơ hội để tránh các lệnh trừng phạt.
Khai thác một Bitcoin tiêu thụ 72.000 kilowatt điện và chính phủ Iran cung cấp khoản trợ cấp 500 toman (0,12 USD hoặc 2.800 đồng) cho mỗi kilowatt. Nói cách khác, mỗi Bitcoin được khai thác ở Iran nhận được khoảng 35 triệu tomans (8.289 USD) trợ cấp của chính phủ (theo thời điểm báo cáo, một Bitcoin có giá trị 11.297,60 USD Mỹ).
Video đang HOT
Theo đó, số lượng người khai thác itcoin ngày càng tăng do điện giá rẻ. Nima Deh Afghanistan, một nhà nghiên cứu blockchain tại một công ty khởi nghiệp tiền điện tử có trụ sở tại Tehran tên là Areatak, đã nói với trang web CoinDesk rằng công ty đã gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét khai thác Bitcoin ở Iran. “Chúng tôi đã có các nhà đầu tư từ Tây Ban Nha, Ukraine, Armenia, Pháp”, ông nói.
CNN gần đây cũng đã đưa tin về Bitcoin ở Iran. Nhiều người khai thác bitcoin Trung Quốc đã di cư sang Iran vào năm 2018 vì điện giá rẻ.
Một trong những lý do chính khiến người Iran đang đổ xô khai thác các loại tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, để thực hiện các giao dịch là nhằm tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ đối với các lĩnh vực tài chính và ngân hàng của Iran. Các quan chức Cộng hòa Hồi giáo không phủ nhận điều này. Ông Mohammad Sharghi, thư ký Cộng đồng Blockchain Iran thậm chí còn nói rằng, khai thác tiền kỹ thuật số phải được hỗ trợ như một phương tiện để vượt qua các lệnh trừng phạt.
“Chính phủ phải mở rộng cơ sở hạ tầng cho các loại tiền kỹ thuật số để tránh các lệnh trừng phạt và tăng cường giám sát loại tiền này”, ông Masoumeh Aghapour, thành viên của ủy ban điều hành thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Iran nhấn mạnh. “Nếu các điều kiện trong nước thuận lợi, chúng ta có thể sử dụng tiền kỹ thuật số để thực hiện các giao dịch với các quốc gia khác và bỏ qua các lệnh trừng phạt”.
Ông Ali Hosseini, một chuyên gia tiền tệ kỹ thuật số, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng ngành công nghiệp khai thác Bitcoin. Để vượt qua các lệnh trừng phạt, chúng tôi cũng phải sử dụng các loại tiền (kỹ thuật số) khác ngoài Bitcoin, ông nói.
Giá trị của Bitcoin, loại tiền tệ trực tuyến thống trị trên thế giới là không thể đoán trước được, một bài báo của New York Times cho biết.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Iran đã gặp khó khăn bởi các lệnh trừng phạt ngân hàng ngăn chặn các công ty nước ngoài kinh doanh tại nước này. Trong khi đó, các giao dịch bằng Bitcoin, khó theo dõi, có thể cho phép người Iran thực hiện thanh toán quốc tế trong khi bỏ qua các hạn chế của Mỹ đối với các ngân hàng. Theo đó, các loại tiền điện tử được cho là một mặt trận mới nổi trong cuộc chiến kinh tế giữa Washington và Tehran. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ đã nhận thức rõ về mánh khóe của Iran và đang cố gắng kiểm soát Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác.
Theo Danviet
Mỹ trừng phạt đồng minh của Assad, "nắn gân" Nga, Iran
Quyết định của chính quyền Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông trùm Syria Samer Foz được cho là đòn cảnh cáo những ai đang xem xét làm ăn với chế độ Assad hoặc Iran, các quan chức Mỹ tuyên bố.
Tổng thống Syria Assad
Theo The National, ông Foz, một doanh nhân nổi tiếng người Syria trong các dự án đắt giá đã bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt cùng với hai người con trai của ông và 13 người cũng như các thực thể liên quan đến ông.
Các thực thể bao gồm khách sạn Bốn Mùa ở Damascus và Câu lạc bộ Phương Đông. Các thành viên của Liên Hợp Quốc vẫn đang ở tại khách sạn Bốn Mùa trong suốt cuộc xung đột ở Syria.
Mỹ cũng cáo buộc ông Foz trục lợi chiến tranh.
Các nhà phân tích quen thuộc với công việc làm ăn của ông Foz coi động thái của Mỹ là một thông điệp gửi đến chế độ Syria, Iran và các bên liên quan trong khu vực.
Michael Weiss, tác giả của cuốn sách IS: Bên trong đội quân khủng bố cũng cho rằng, động thái của Mỹ phản ánh nước này đang bắt đầu triệt hạ ảnh hưởng của Iran ở Syria. Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra rằng, ông Foz đã cung cấp các chuyến hàng dầu đến Iran thông qua các công ty ở Lebanon.
Do đó, theo ông Weiss, việc trừng phạt ông Foz khiến một dòng doanh thu cho Iran bị cắt giảm.
Trong khi đó, Randa Slim, giám đốc của Viện Trung Đông cho biết động thái trừng phạt là một cảnh báo để bất cứ ai cũng đều phải suy nghĩ kỹ trước khi bắt tay làm ăn với chế độ của Tổng thống Syria Bashar Al Assad. Những người và các thực thể bị trừng phạt trên tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Syria, bà Slim cho biết.
"Đây là một thông điệp răn đe đối với bất kỳ doanh nhân hoặc doanh nghiệp nào dự định đầu tư vào Syria, và đồng thời là một lời khẳng định về thông điệp của chính quyền Trump rằng tiền tái thiết sẽ bị cắt cho đến khi chế độ Assad thay đổi hành vi của họ", bà Ms Slim bình luận.
Theo Danviet
Iran muốn mượn tay Nga chống Mỹ, Putin có hết lòng ủng hộ? Iran hiện không có ý định đối thoại với chính quyền Trump, thay vào đó, Cộng hòa Hồi giáo tập trung vào cải thiện nền kinh tế và tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng thế giới. Theo đó, Tehran đang ra sức ngoại giao với nhiều cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Nga để thúc đẩy thương mại và...