Iran có thể chế tạo bom hạt nhân dưới nhiệm kỳ Trump 2.0 không?
Tháng 10 tới đây, phương Tây sẽ mất đi cơ hội cuối cùng để áp đặt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) như một phần của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Liệu điều này có đẩy Iran đến quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân?
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump có thể sẽ là một giai đoạn đầy sóng gió với Iran. Nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng mối quan hệ giữa Iran với Mỹ và phương Tây sẽ tiếp tục căng thẳng, với những kịch bản khó lường về chương trình hạt nhân.
Thời gian gần đây, các lãnh đạo Mỹ và Israel từng công khai thảo luận về khả năng tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân của Iran.
Đáp lại, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chú Ayatollah Ali Khamenei cùng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) trong tuần này đã tổ chức các cuộc tập trận lớn nhằm bảo vệ các địa điểm nhạy cảm, đồng thời công bố nhiều cơ sở tên lửa ngầm dưới lòng đất nhằm thị uy sức mạnh.
Video đang HOT
Chương trình hạt nhân của Iran từ lâu đã là tâm điểm trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa Tehran và phương Tây. Mặc dù các cơ quan liên quan của LHQ khẳng định không tìm kiếm vũ khí hủy diệt, Iran gần đây đã phát đi tín hiệu có thể thay đổi lập trường, trong bối cảnh áp lực an ninh ngày càng gia tăng.
Theo ông Naysan Rafati, nhà phân tích cấp cao tại Crisis Group, tại Tehran đang tồn tại hai luồng quan điểm rõ rệt. Quan điểm thứ nhất muốn hợp tác với Mỹ, bao gồm cả về chương trình hạt nhân. Quan điểm còn lại kêu gọi theo đuổi vũ khí hạt nhân, nhằm tăng cường khả năng răn đe trước Israel và các đồng minh khu vực.
Nếu nhóm đầu thắng thế, Washington sẽ cần có sự sẵn sàng hợp tác thay vì gia tăng áp lực. Tuy nhiên, áp lực kinh tế và những thất bại chiến lược ở khu vực đang khiến Iran đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn, đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền cũ tại Syria vốn Iran có nhiều ảnh hưởng mới sụp đổ hồi tháng 12/2024.
Với các điều khoản quan trọng của Kế hoạch Hành động toàn diện chung về hạt nhân Iran (gọi tắt là JCPOA) sắp hết hiệu lực, châu Âu đang nỗ lực tìm cách duy trì cơ chế ngoại giao để tiếp tục thỏa thuận này trước tháng 10 tới.
Ông Ellie Geranmayeh, chuyên gia tại Hội đồng quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho rằng nếu lệnh trừng phạt trả đũa được kích hoạt, tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, tương lai còn phụ thuộc lớn vào cách Tổng thống đắc cử Trump định hình chính sách đối với Iran. Nếu ông tái áp đặt “chiến dịch gây sức ép tối đa”, khả năng leo thang căng thẳng là khó tránh khỏi.
Hiện nay, Iran đang làm giàu uranium ở mức 60%, chỉ cách ngưỡng chế tạo vũ khí hạt nhân (90%) một bước kỹ thuật ngắn. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tehran đã tích trữ đủ vật liệu phân hạch để sản xuất nhiều quả bom hạt nhân.
Mặc dù vậy, để sở hữu vũ khí hoàn chỉnh, Iran còn phải vượt qua nhiều giai đoạn, bao gồm thiết kế, lắp ráp, tích hợp vào tên lửa và thử nghiệm thành công.
Chuyên gia Ellie Geranmayeh nhận định rằng trong những tuần đầu của năm 2025, mọi kịch bản đều phụ thuộc vào thái độ của chính quyền ông Trump. Nếu Mỹ ưu tiên đàm phán ngoại giao, căng thẳng có thể hạ nhiệt. Ngược lại, bất kỳ động thái nào gia tăng áp lực cũng có nguy cơ đẩy Iran tiến gần hơn đến ngưỡng chế tạo bom hạt nhân.
Vấn đề hạt nhân Iran vẫn là một câu hỏi lớn với nhiều ẩn số. Tương lai sẽ phụ thuộc vào sự tương tác giữa Washington, Tehran và các đồng minh khu vực trong thời gian tới.
Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran
Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim đưa tin, ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tasnim, người đứng đầu IAEA dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami vào sáng 14/11 (giờ địa phương) và tham dự một cuộc họp báo chung sau hội đàm.
Trước đó, ngày 11/11, Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề pháp lý và quốc tế Kazem Gharibabadi cho biết ông Grossi cũng sẽ gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Bộ trưởng Ngoại giao Seyed Abbas Araghchi trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày. Chuyến đi này nằm trong các hoạt động đang diễn ra giữa Iran và IAEA, sau tuyên bố chung được đưa ra vào năm ngoái nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên.
Ngày 12/11, một ngày trước chuyến đi, Tổng Giám đốc Grossi đã kêu gọi giới lãnh đạo Iran từng bước giải quyết các vấn đề tồn tại lâu nay giữa hai bên. Tuyên bố được đưa ra khi ông Grossi trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan.
Trong nhiều tháng, người đứng đầu IAEA đã nỗ lực để đạt được tiến bộ với Iran về các vấn đề như thúc đẩy hợp tác giám sát nhiều hơn tại các cơ sở hạt nhân, cũng như giải thích về dấu vết uranium được tìm thấy tại các địa điểm không được công bố. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không đạt được nhiều kết quả và với sự trở lại của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người được cho là sẽ khôi phục chính sách gây sức ép tối đa đối với Iran.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), với các cường quốc thế giới vào tháng 7/2015, chấp nhận các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018, tái áp đặt các lệnh trừng phạt và thúc đẩy Iran thu hẹp một số cam kết hạt nhân của mình.
Những nỗ lực nhằm khôi phục JCPOA bắt đầu được thực hiện vào tháng 4/2021 tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, qua nhiều vòng đàm phán, các bên vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể nào kể từ các cuộc đàm phán gần đây nhất hồi tháng 8/2022.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấ.n côn.g Iran đã đến Trong bài phát biểu đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng mới của Israel, ông Yisrael Katz cho biết hiện nay là thời cơ thuận lợi để tấ.n côn.g nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran. Quang cảnh thủ đô Tehran, Iran rạng sáng 26/10/2024 sau một loạt tiếng nổ lớn. Ảnh: REUTERS/TTXVN Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết tình hình ngoại...