Iran: Cơ chế trao đổi thương mại mới của châu Âu là ‘bước đầu tiên’
Reuters đưa tin, truyền hình nhà nước Iran ngày 31/1 đưa tin, Iran ngày 31/1 cho biết cơ chế thương mại mới của châu Âu nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Tehran là bước đi đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) trong việc thực hiện các cam kết của khối này đối với thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới.
Người dân Iran mua sắm hang hóa tại thủ đô Tehran ngày 3/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Thứ trưởng Iran Abbas Araqchi nhấn mạnh: “Đó là bước đầu tiên được phía châu Âu thực hiện… Chúng tôi hy vọng cơ chế này sẽ được áp dụng đối với mọi danh mục và hàng hóa.
Video đang HOT
Trước đó, Đức, Pháp và Anh đã chính thức thành lập một cơ chế của châu Âu tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Iran đồng thời tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Ý tưởng thành lập cơ chế mới này do Đức, Pháp và Anh (3 nước tham gia ký thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015), đưa ra nhằm bảo vệ các doanh nghiệp cộng tác với Iran cũng như duy trì trao đổi thương mại giữa hai bên./.
Theo Vietnam
Nghị sĩ Châu Âu chỉ trích Thủ tướng Merkel đã và đang "phá hoại" EU
Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có bài phát biểu trước Nghị viện Châu Âu về tương lai của EU và kêu gọi sự đoàn kết giữa các nước, rất nhiều nghị sĩ đã bày tỏ sự bất bình.
Cụ thể, Nghị viên Châu Âu người Pháp Bernard Monot đã chỉ trích bà Merkel đang phá hoại EU bằng cách chấp nhận 4 triệu người tị nạn từ Châu Phi và Trung Đông. Ông cũng cảnh báo rằng "thời khắc đen tối nhất" sắp đến khi trong tương lai 10 triệu người tị nạn sẽ đổ vào Châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có bài phát biểu trước các thành viên Nghị viện Châu Âu.
"Bà đã cầm quyền 13 năm và trong thời gian này bà đã đưa Liên minh Châu Âu đến sự sụp đổ về kinh tế, xã hội và văn hóa. Những gì sẽ đi vào lịch sử đó là chính sách mở cửa biên giới Đức cho người tị nạn, một quyết định đơn phương và cảm tính. Từ năm 2015 tới nay, Liên minh Châu Âu đã chấp nhận tổng cộng 4 triệu người tị nạn với lý do rằng họ có quyền được tá túc", ông Monot nói.
Bà Merkel đã có một bài diễn văn trước thành viên Nghị viện Châu Âu tại thành phố Strasbourg (Pháp) vào ngày 13/11. Trong bài, bà đề cập đến nhiều vấn đề thời sự như đề xuất thành lập một quân đội chung Châu Âu, nâng cao tinh thần đoàn kết, vấn đề kinh tế v.v...
Thủ tướng Đức đã bày tỏ quan điểm ủng hộ lời kêu gọi lập nên một "quân đội Châu Âu đích thực" của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhấn mạnh rằng "Châu Âu phải kiểm soát được vận mệnh của mình" và ngỏ ý muốn lập một "hội đồng an ninh Châu Âu".
Bà Merkel nói thêm, "chỉ có một Châu Âu đoàn kết mới có đủ sức mạnh để tiếng nói được lắng nghe trên trường quốc tế", đồng thời kêu gọi các nước EU "tìm ra giải pháp chung trong những vấn đề có thể được tháo gỡ bằng các thỏa thuận".
Phát biểu của bà được đưa ra trong bối cảnh nội bộ liên minh đang xảy ra căng thẳng. Một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa Đức, Pháp và các nước vùng Baltic đó là phân bố người tị nạn. Các nước Baltic hiện đang không muốn tiếp nhận một số lượng người tị nạn như Tây Âu yêu cầu.
Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng di dân quy mô lớn từ năm 2015 tới nay do hàng ngàn người tị nạn đã rời bỏ các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi đang có chiến tranh, điều này đã khiến nhiều nước Châu Âu không hài lòng.
Sau khi Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Đức thất thủ trước các đối thủ cạnh tranh, bà Merkel, người đã giữ chức Chủ tịch đảng từ năm 2000 và là lãnh đạo của nước Đức từ năm 2005, tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử cho vị trí lãnh đạo đảng và sẽ không tiếp tục làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Theo infonet
Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam? Cả thế giới đang kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến lần thứ nhất. Đúng là cuộc chiến tranh thế giới, bởi vì 38 quốc gia đã tham gia, hơn 70 triệu người đã được huy động ra chiến trường, kết quả là sự sụp đổ của bốn đế chế - Nga, Áo-Hung, Ottoman, Đức - và các quốc gia mới...