IPU 132: Chặn chiến tranh mạng, sử dụng Internet thực hiện tội ác
Ngày 30/3, tiếp tục chương trình nghị sự tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132, UB thường trực về hoà bình và an ninh quốc tế tiếp tục thảo luận phiên họp thứ 3 nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về chiến tranh mạng – mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới.
(Ảnh: ipu132vietnam.vn)
Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ vai trò, những đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong tương lai gần.
Theo đó, các đại biểu thống nhất cao về sự cần thiết trong việc hoàn thiện một công ước quốc tế về mạng Internet, nhằm ngăn chặn các thế lực khủng bố có thể sử dụng internet để thực hiện tội ác của mình, đặc biệt là quyên góp nguồn tiền cho các hoạt động khủng bố, cũng như chiêu mộ và đầu độc cộng đồng bằng những ý tưởng bạo lực.
Ông Saif Alsamahi, đoàn đại biểu các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cho rằng: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh mối liên kết giữa chiến tranh mạng và các nhóm khủng bố đang đe dọa thế giới. Các nhóm này đang sử dụng không gian mạng để triển khai các hoạt động toàn cầu. Đây là một mối đe dọa lớn đối với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hiện nay.”
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết đại diện đoàn Việt Nam cho rằng, Nghị quyết cần đề xuất thêm nhiều giải pháp, tập trung vào việc đảm bảo “an ninh thông tin” cũng như “những tác động nghiêm trọng của những hoạt động làm bất ổn không gian mạng lên những lĩnh vực khác của xã hội toàn cầu” và có thể “khơi mào cho một loại hình xung đột mới”.
Video đang HOT
Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng ta đang nói về việc lợi dụng công nghệ thông tin để gây bất ổn thế giới và chúng tôi muốn bổ sung rằng điều này có thể vi phạm quyền con người và quyền công dân. Điều đó khiến mối đe dọa này mang tính bao quát hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn bổ sung rằng việc thu thập thông tin tình báo vì mục đích gây bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội là một trong những vấn đề có thể dẫn tới chiến tranh mạng.”
Phân tích tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng Dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết “Chiến tranh mạng – mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới” mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên hợp quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Ông Alberto Bentacourt, đoàn đại biểu Cuba cho biết: “Các vụ tấn công mạng là mối đe dọa lớn đối với thế giới, đòi hỏi sự đoàn kết của các nước ở nhiều cấp độ từ nghị viện đến chính phủ các nước… Từ đó, chúng ta mới có thể củng cố việc sử dụng không gian mạng một cách hòa bình”.
Căn cứ tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết Chiến tranh mạng – mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Dự kiến dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới” sẽ được Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thông qua vào ngày 31/3.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghị sĩ trẻ IPU-132 bàn cách bảo vệ giới trẻ trong thời đại công nghệ
Tại phiên thảo luận sáng ngày 29/3 trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-32), các nghị sĩ trẻ đã đề xuất giải pháp để bảo vệ giới trẻ khỏi tác động mặt trái trong thời đại bùng nổ công nghệ, trong đó có đề xuất thiết thực như lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng.
Trong khuôn khổ IPU-132, Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ đã được tổ chức sáng ngày 29/3 với chủ đề "Sự đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới" và "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước".
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Nghị sĩ trẻ sáng 29/3 (Ảnh website IPU-132)
Về vấn đề chiến tranh mạng, các đại biểu cho rằng, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chiến tranh mạng, nên điều đầu tiên là phải nhanh chóng đưa ra định nghĩa chung toàn cầu về khái niệm chiến tranh mạng, tội phạm mạng, đồng thời làm rõ nhận thức về những nguy hiểm tiềm ẩn từ hai loại hình tội phạm này cũng như về tầm quan trọng của việc ngăn chặn chiến tranh mạng, tội phạm mạng.
Theo các nghị sĩ trẻ, sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, chiến tranh mạng và tội phạm mạng đã tác động đến mọi chính phủ, tổ chức và người dân, đặc biệt giới trẻ là những người dễ bị tác động và ảnh hưởng nhất vì họ "nhạy cảm" với những đổi mới về công nghệ, nhưng chưa có đủ năng lực để nhận thức đúng về những tác động mặt trái của các vấn đề mạng. Vì vậy, giới trẻ chưa thể tự bảo vệ mình trước các loại hình tội phạm mạng, chiến tranh mạng ngày càng diễn ra tinh vi, thường xuyên hơn.
Để bảo vệ giới trẻ khỏi tác động không mong muốn trong kỷ nguyên công nghệ số, các nghị sĩ trẻ đã đề xuất một số giải pháp thiết thực như lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng, ban hành luật về tội phạm mạng, tăng cường tập huấn phòng ngự an ninh mạng, tăng cường năng lực kiểm soát cho các phụ huynh, nâng cao giáo dục trách nhiệm cho giới trẻ và quan tâm, chăm sóc họ nhiều hơn...
Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng những hậu quả từ mặt trái của vấn đề an ninh mạng được dự báo sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh thông thường, do không gian mạng không có giới hạn, các cuộc tấn công khó được nhận biết và có thể được tiến hành bởi bất kỳ người nào từ bất kỳ đâu trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều trang mạng và cổng điện tử đã trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên của tin tặc.
Để đối phó hiệu quả với các cuộc chiến tranh mạng, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh khuyến nghị IPU nên đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia không tiến hành chiến tranh mạng nhằm vào nhau dưới bất kỳ hình thức nào, đề nghị Liên hợp quốc nhanh chóng xây dựng Hiệp ước quốc tế về an toàn và an ninh mạng, yêu cầu các quốc gia thành viên IPU tăng cường hợp tác an ninh mạng và xây dựng năng lực quốc gia về an ninh thông tin.
Liên quan đến chủ đề, "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước", Việt Nam kiến nghị các nghị viện thành viên IPU hoàn thiện luật pháp, phân bổ ngân sách thỏa đáng, có các chính sách khuyến khích quản lý và sử dụng nguồn nước theo hướng bền vững.
Các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng để xây dựng khung thể chế và chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản trị nguồn nước và nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề này.
Theo các nghị sĩ, các nghị viện cũng cần thúc đẩy đạt được các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các nước có chung nguồn nước để cùng sử dụng và giải quyết các bất đồng phát sinh; phê chuẩn và giám sát thực hiện các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước; đồng thời chú trọng về nước trong hoạt động ngoại giao nghị viện thông qua các cơ chế đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin...
Các đề xuất của đại biểu tại diễn đàn sẽ được xuất trình lên các phiên họp của hai ủy ban chủ trì là Ủy ban thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế và Ủy ban thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại cũng như phiên họp của Đại hội đồng IPU-132.
PV
Theo Dantri
Cùng hợp tác để chống mối đe dọa từ tấn công mạng Ngày 29-3, ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội (IPU 132), hai nội dung trọng tâm về chiến tranh mạng và quản trị nguồn nước đã được đưa ra thảo luận. Cụ thể, Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thảo luận...