iPhone SE, Covid-19 và chiếc iPad tháng 3: Tương lai của Apple không còn được đặt cược vào iPhone nữa
Trong thời điểm khó khăn, Tim Cook lại liên tục có những bước đi có thể làm hạ thấp tỷ suất lợi nhuận của nhà Táo.
So với tất cả những chiếc smartphone mà Apple đã vén màn trong vòng 4 năm qua, iPhone SE có một điểm đặc biệt rất dễ thấy: mức giá 400 USD. Ở mức giá này, iPhone SE trở thành mẫu smartphone 4.7 inch đầu tiên của Apple nằm gọn trong phân khúc tầm trung, đưa trải nghiệm siêu tốc của chip A13 đến với những người không đủ kinh phí để mua iPhone 11 hay iPhone 11 Pro.
Một điểm mới khác trong chiến lược sản phẩm Táo cũng vừa được hé lộ trong tháng 3 vừa qua là iPad Pro. Trước đây, sự kiện tháng 3 của Táo thường được dành cho iPad “thường” trong khi iPad Pro được “để dành” tới tháng 9. Mục tiêu của Apple luôn là ra mắt các sản phẩm quan trọng hơn vào cuối năm để tận dụng tối đa sức mua của người dùng, nhờ đó tối ưu lợi nhuận. Năm nay, iPad Pro lại bị đẩy lên tháng 3 kém quan trọng, trong khi sự kiện tháng 9 lại được dùng để ra mắt iPad “thường” giá 330 USD.
Hy sinh lợi nhuận
iPhone SE chỉ là một phần trong xu thế hạ giá phần cứng của Apple.
Cũng tại sự kiện tháng 9 vừa rồi, Apple đã đưa mức giá khởi điểm của iPhone 11 về 700 USD, thấp hơn 50 USD so với iPhone XR khi ra mắt. Dòng MacBook Air sau nhiều năm bị ghẻ lạnh năm ngoái cũng đã được làm mới toàn diện, khởi điểm ở mức chỉ 1000 USD, thấp hơn mức 300 USD so với con át chủ lực trước đây (MacBook 12 inch). Sau khi Apple Watch S5 ra mắt, Series 3 cũng đã hạ xuống còn 200 USD – mức bán chính hãng thấp nhất trong lịch sử của chiếc đồng hồ mác Táo.
Rõ ràng là Apple đang tỏ ra ưu ái các sản phẩm giá “mềm” hơn bao giờ hết. Đây là những bước đi đặc biệt hiếm gặp ở một thương hiệu vốn nổi tiếng là đắt đỏ như Apple. Hãy để ý rằng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của Táo Cắn Dở thường ở mức 35% đến 40%. Một chiếc iPhone 11 Pro bán ra sẽ mang lại 400 USD lợi nhuận. Một chiếc iPhone SE có giá 400 USD sẽ không thể nào mang lại lợi nhuận 400 USD được.
Mà người mua iPhone SE chắc chắn sẽ không mua iPhone 11 Pro (hay iPhone 12 Pro) nữa. Khi bán SE, Apple chắc chắn sẽ phải hy sinh lợi nhuận. Điều tương tự sẽ xảy ra với iPad thường hay MacBook Air – chúng thay thế các đàn anh đắt đỏ để trở thành sản phẩm quan trọng nhất của Táo. Sẽ không một nhà sản xuất phần cứng nào lại bỗng dưng thay đổi chính sách giá theo hướng được lòng người dùng như vậy, trừ khi họ đã tìm ra nguồn thu mới.
Một nguồn thu mới
Video đang HOT
Nguồn thu mà chúng ta đang nhắc tới là các dịch vụ số. Trong quý 4/2019, Apple Music, iCloud, App Store và các dịch vụ khác của Apple đã mang về khoản tiền lên tới 12,72 tỷ USD. Hiện tại, đây là nguồn thu cao thứ 2 của Apple, vượt mặt cả Mac và iPad. Chỉ có duy nhất doanh thu iPhone là vẫn cao hơn doanh thu dịch vụ Apple.
Ấy vậy mà, với iPhone SE, Apple thể hiện tham vọng sẵn sàng hy sinh lợi nhuận từ iPhone để tập trung vào dịch vụ. Với 1 năm TV tặng kèm, iPhone SE sẽ là cây cầu đưa người dùng bước chân vào hệ sinh thái nội dung của Apple. Với cấu hình mạnh mẽ ngang với iPhone 11 Pro, iPhone SE là mồi nhử tuyệt vời cho Apple Arcarde, dịch vụ chơi miễn phí>50 tựa game hàng tháng. Ở mức giá 400 USD, iPhone SE cũng là công cụ tuyệt vời để phổ biến Apple Pay hay Apple Card, đưa công ty của Tim Cook trở thành 1 phần trong trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Tất cả các sản phẩm phần cứng giá mềm khác cũng vậy. iPad hay MacBook giá mềm đều là những công cụ đẩy mạnh doanh thu nội dung. Apple Watch là công cụ phổ biến Apple Pay. Con cáo già Tim Cook đang hy sinh doanh thu phần cứng nhất thời, để tạo ra những nguồn thu phần mềm/nội dung kéo dài… vĩnh viễn.
Tầm nhìn cho tương lai
Covid-19 chính là minh chứng cho thấy vì sao Tim Cook cần theo đuổi tầm nhìn đặt dịch vụ lên trên phần cứng. Khi dịch bệnh bùng phát tại châu Âu và Mỹ vào tháng 3 vừa qua, Apple đã tiến hành cắt giảm chất lượng phát của Apple TV . Bước đi không mong muốn này thể hiện một điều mà Tim Cook đã muốn từ lâu: nhu cầu dành cho dịch vụ số của Apple là có thật.
Trong một năm đặc biệt như 2020, chắc chắn vai trò của mảng dịch vụ sẽ còn gia tăng hơn nữa. Khi các cửa hàng Apple Store phải đóng cửa, khi chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị rối loạn, Apple vẫn có thể thu tiền từ các dịch vụ số. Tức là, Apple đang nắm trong tay một nguồn thu có thể đánh bại cả những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.
Bảo sao mà Tim Cook đang dần hạ thấp lợi nhuận từ phần cứng để chuyển sang phần mềm. Một kẻ cáo già chắc chắn sẽ không ngại hy sinh doanh thu ngắn hạn để tạo ra một nguồn thu “vĩnh viễn” và ổn định: tương lai của Apple giờ không phải là iPhone, mà là các dịch vụ số!
CL
Cách sử dụng Netflix an toàn
Netflix là một trong những dịch vụ có nội dung lớn nhất toàn cầu, và trong thời điểm xu hướng làm việc tại nhà đang tăng thì nhu cầu giải trí cũng tăng mạnh. Vậy làm thế nào để sử dụng dịch vụ này một cách an toàn.
1. Đăng ký an toàn
Người dùng có thể truy cập Netflix.com hoặc Netflix.com/signup để bắt đầu tạo tài khoản mới. Bạn cũng có thể tìm hiểu hướng dẫn đăng ký tài khoản từ nhiều website khác, và đăng ký trên nhiều thiết bị khác nhau như Android, iPhone, iPad, Smart TV hoặc Set Top Box.
Lưu ý, hãy đăng ký từ địa chỉ email cá nhân của bạn, để có thể dễ dàng đặt lại mật khẩu và nhận tất cả thông tin liên lạc quan trọng liên quan đến tài khoản Netflix sau này. Bạn có thể cập nhật mật khẩu tài khoản của mình trên trang web Netflix hoặc đơn giản là bạn có thể gửi cho chính mình email hoặc tin nhắn đặt lại mật khẩu.
2. Sử dụng mật khẩu chỉ dùng cho Netflix và thay đổi định kỳ
Netflix khuyên bạn nên sử dụng mật khẩu riêng cho tài khoản Netflix, thay vì mật khẩu bạn đã sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ khác như email hoặc các trang web khác.
Để bảo vệ tài khoản an toàn hơn, Netflix khuyến nghị một mật khẩu nên dài: 8 ký tự; kết hợp chữ hoa và chữ thường, chữ cái, số và ký hiệu, không bao gồm thông tin cá nhân như ngày sinh, địa chỉ hoặc ngày kỷ niệm của bạn. Xem thêm chi tiết tại Trung tâm trợ giúp.
3. Thiết lập số điện thoại khôi phục
Thêm số điện thoại khôi phục sẽ đảm bảo việc truy cập lại vào tài khoản nhanh hơn và giữ tài khoản bạn an toàn hơn. Truy cập Tài khoản> Thêm số điện thoại để thực hiện. Sau khi thêm số điện thoại, bạn sẽ thấy một tin nhắn yêu cầu xác minh qua tin nhắn được gửi đến số điện thoại vừa đăng ký.
Nên thiết lập chính xác số điện thoại để có thể lấy lại tài khoản khi cần
4. Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình hoặc thông tin truy cập tài khoản Netflix của bạn đang được sử dụng không có sự cho phép, bạn có thể đăng xuất khỏi tất cả thiết bị. Truy cập Tài khoản> Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị để thực hiện.
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình nên truy cập vào phần quản lý tài khoản và đăng xuất khỏi thiết bị lạ
5. Trường hợp nhận được tin nhắn hoặc email đáng ngờ
Đây là một cách thức khai thác thông tin cá nhân của bạn bằng cách giả mạo là đại diện của một trang web hoặc một công ty mà bạn tin tưởng trên nền tảng trực tuyến.
Bạn nên cảnh giác với các trường hợp sau đây: trang web giả mạo có giao diện giống Netflix (kiểm tra nếu trang web hiện lên với địa chỉ Netflix.com hoặc địa chỉ khác), email với nội dung giống Netflix yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, tin nhắn hoặc email mời chào đăng ký miễn phí hoặc ưu đãi phí sử dụng Netflix. Bạn không được tiết lộ: Thông tin thanh toán của bạn (số thẻ tín dụng, số thẻ ghi nợ, tài khoản ghi nợ trực tiếp, mã PIN...); Mật khẩu tài khoản của bạn; Các thông tin nhận dạng cá nhân khác hoặc mã số thuế.
Nếu bạn nhận được email hoặc tin nhắn giả mạo yêu cầu thông tin cá nhân, bạn có thể báo cáo hành vi này bằng cách forward đoạn email đó đến địa chỉ phishing@netflix.com và sau đó xóa thư nhận được.
Thành Luân
Apple trấn an người dùng trước lỗ hổng trong Mail Apple vừa cho biết đã phát hiện thấy không có bằng chứng nào về việc lỗ hổng trong ứng dụng Mail dành cho iPhone hoặc iPad được tin tặc khai thác để tấn công khách hàng. Apple khẳng định lỗ hổng chưa bị khai thác, còn ZecOps thì ngược lại Theo Reuters, thông báo này được Apple đưa ra sau khi công ty...